11/10/22

Vì sao Tôn Ngộ Không không thể bay khỏi bàn tay của Như Lai?

Chỉ cần một cân đẩu vân là có thể vượt qua mười vạn tám nghìn dặm dễ dàng, thế mà Tôn Ngộ Không dù cố gắng đến đâu vẫn cứ phải quẩn quanh trong lòng bàn tay Như Lai.

Trong Tây Du Ký có chi tiết Tôn Ngộ Không sau khi đại náo thiên cung thì bị Phật Tổ Như Lai nhốt dưới chân Ngũ Hành Sơn 500 năm. Mặc dù có 72 phép thần thông biến hóa những Tôn Ngộ Không không thể thoát ra nhưng lại được hóa giải bởi Đường Tăng, vậy lí do là vì sao?

vi-sao-ton-ngo-khong-khong-the-bay-khoi-ban-tay-cua-nhu-lai
Cuộc tỷ thí giữa Tề Thiên và Phật Tổ Như Lai là cuộc tỷ thí không cân sức.

Sau khi Tôn Ngộ Không náo loạn thiên cung đã bị Phật Tổ Như Lai giam dưới núi Ngũ Hành Sơn. Trước khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới núi, Phật Tổ Như Lai đã thách thức: “Ta đánh cuộc với nhà ngươi, nếu nhà ngươi có tài nhảy một cân đẩu vân ra khỏi được lòng bàn tay phải của ta, thì nhà ngươi thắng”. 

Chỉ cần một cân đẩu vân là có thể vượt qua mười vạn tám nghìn dặm dễ dàng, thế nhưng Tôn Ngộ Không dù cố gắng đến đâu vẫn cứ phải quẩn quanh trong lòng bàn tay Như Lai. Đây không phải là vấn đề may mắn mà là vấn đề sức mạnh. Trên thực tế, Như Lai và Tôn Ngộ Không đều không cùng thứ tự cường đại, cho nên sức mạnh của cả hai hoàn toàn chênh lệch.

Khoảng cách giữa Như Lai và Tôn Ngộ Không thực chất là khoảng cách giữa bất tử cấp cao và bất tử cấp trung. Những người bất tử cấp cao không còn dựa vào võ công để quyết định thắng bại nữa. Họ tu luyện pháp khí, hoặc dùng thần thông cường đại để chế phục những kẻ bất tử cấp thấp. Còn Tôn Ngộ Không, Na Tra và Nhị Lang Thần vẫn dựa vào võ công và một số thần thông cấp thấp để chiến đấu với những người khác, nếu so với Như Lai thì vẫn còn kém xa.

Sau khi Tôn Ngộ Không thành Phật hiểu được thần thông cao cấp của Phật phái, trong đó có nhãn lực trí tuệ thường được chư Phật và Bồ tát sử dụng, thần thông này có thể đoán trước được tương lai của Tôn Ngộ Không. Và Như Lai là một ví dụ.

vi-sao-ton-ngo-khong-khong-the-bay-khoi-ban-tay-cua-nhu-lai

Nhiều người sẽ thắc mắc làm sao để biết Như Lai đã tiên đoán trước phần thắng trong cuộc tỷ thí với Tôn Ngộ Không? Trên thực tế, có thể suy đoán thông qua các thao tác tiếp theo của Như Lai. Chẳng hạn, khi Ngọc Hoàng nhận được tin báo việc Ngũ Hành Sơn không thể giữ chân được Tôn Ngộ Không, Như Lai rất bình tĩnh, lấy từ tay áo một lá bùa chú có 6 chữ đưa cho A Nan và dặn mang đi dán lên đỉnh núi. A Nan vâng lời Phật Tổ và quả nhiên sau khi dán 6 chữ trên đỉnh núi Ngũ Hành thì Tôn Ngộ Không không tài nào thoát ra khỏi dù nắm trong tay 72 phép thần thông.

Được biết trên lá bùa là sáu chữ bí ẩn: "Lục tự đại minh chân ngôn" hay còn được biết đến với cái tên "Um Ma Ni Bát Mê Hồng", "Om Mani Padme Hum". Đây chính là câu thần chú do Bồ Tát Quan Âm truyền lại, được ghi chép trong quyển 4 Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm của Mật tông Tây Tạng. "Om Mani Padme Hum" là một thần chú trong Phật giáo, và thường được dịch là “Viên ngọc trong hoa sen". 

Như vậy, câu chân ngôn mang sáu chữ vàng của Phật Tổ Như Lai cũng giống như một lời nhắc nhở dành cho Tôn Ngộ Không: Dù có nắm trong tay thần thông quảng đại, trải qua tháng năm đằng đẵng, nhưng nhất định phải biết tu hành, giác ngộ, hành thiện, giúp đời! Có thể thấy rằng cách mà Như Lai đối phó với Tôn Ngộ Không đã được tính toán trước.

Ngoài ra, bản chất của việc Tôn Ngộ Không lộn nhào nhưng không thoát khỏi lòng bàn tay của Như Lai thực chất là việc Như Lai đã mở ra một không gian độc lập riêng và giam giữ Tôn Ngộ Không trong đó. Khái niệm không gian đã có từ lâu, ví dụ như thiên đình là không gian độc lập, Ngũ Hành Sơn cũng là không gian độc lập riêng, căn cứ vào thực tế là cách tính thời gian của thiên đình và Ngũ Hành Sơn là khác nhau. Một ngày ở thiên đình tương đương với một năm ở thế giới phàm trần.

Những không gian này thường mở, vì vậy Tôn Ngộ Không hay các thần tiên có thể cưỡi mây đến thiên đình hay đi xuống dưới địa phủ, và các sức mạnh siêu nhiên lớn có thể kiểm soát không gian do mình tạo ra, giống như Tôn Ngộ Không cũng sử dụng vẽ vòng tròn ngăn yêu quái không thể vào hại Đường Tăng. Trong cuộc tỷ thí với Tôn Ngộ Không cũng vậy, Như Lai biến lòng bàn tay của mình thành một không gian độc lập, để cho dù Tôn Ngộ Không có xoay người lộn nhào thế nào cũng không thể bay ra ngoài. 

Chỉ cần dựa vào điều này cho thấy, Tôn Ngộ Không không có khả năng chiến đấu với Như Lai. Sau khi Tôn Ngộ Không ra khỏi Ngũ Hành Sơn, hắn không còn dám gây rắc rối cho Như Lai nữa, thay vào đó là sự kính trọng.

Theo Hoàng Anh/Bảo Vệ Công Lý

13/7/21

Lai lịch bất phàm của những Thần thú nổi bật trong Tây Du Ký

Trong tác phẩm kinh điển Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, trải qua 81 kiếp nạn trên đường tới đất Phật thỉnh kinh, bốn thầy trò Đường Tăng đã gặp rất nhiều yêu quái khác nhau, các chủng các dạng đều có, nhưng dựa theo nguồn gốc xuất thân thì có thể phân các yêu quái này vào hai loại chính.

Lai lịch bất phàm của những Thần thú nổi bật trong Tây Du Ký
Để tới được đất Phật, thầy trò Đường Tăng đã phải trải qua 81 kiếp nạn. (Ảnh qua Danviet)

Loại thứ nhất là yêu quái phàm gian, cũng tức là những động vật (hoặc thể sinh mệnh khác) có nguồn gốc ngay tại thế gian, nhờ đắc được linh khí mà tu luyện thành tinh, sở hữu năng lực nhất định, chẳng hạn như ba huynh đệ Hổ – Dương – Lộc ở nước Xa Trì, Rết tinh, Nhện tinh ở động Bàn Tơ, Bạch cốt tinh, Hồ ly tinh, Tê giác tinh… Đa phần những yêu tinh loại này đều gây họa loạn cho nhân gian, nên cuối cùng đều bị tiêu diệt, ngoại trừ một vài con có căn cơ rất tốt, biết hối lỗi và hướng thiện (ví dụ Hắc hùng tinh).

Loại thứ hai chính là đến từ Thiên giới, thường là vật cưỡi (Thần thú) của các vị Thần Tiên, Bồ Tát, vì nguyên nhân nào đó mà giáng hạ xuống phàm gian làm yêu quái, ngăn cản bước đường thỉnh kinh của bốn thầy trò, chẳng hạn như sư tử lông xanh của Văn Thù Bồ Tát, voi trắng của Phổ Hiền Bồ Tát, trâu xanh của Thái Thượng Lão Quân,… Hầu hết chúng sau khi làm loạn đều bị thu phục và theo chủ nhân quay về Trời. Vậy những loại Thần thú này có lai lịch thế nào?

Thanh Ngưu của Thái Thượng Lão Quân


Thanh Ngưu (trâu xanh) là vật cưỡi của Thái Thượng Lão Quân, có năng lực phi phàm. Thái Thượng Lão Quân chính là Lão Tử, theo các truyền thuyết và lịch sử thì Thanh Ngưu đã theo ngài ngay từ khi ngài còn tu Đạo, không rời nửa bước, kể cả khi ngài chuyển sinh thì nó cũng chuyển sinh theo.

Lão Tử cưỡi Thanh Ngưu đi từ Trung Nguyên sang Tây Vực, đã cứu độ và giáo hóa được rất nhiều người dân ở các nơi. Về sau, Thanh Ngưu cũng theo Lão Tử về Trời.

Tuy vậy, Thanh Ngưu cũng là một hung thú. Theo “Thần Tiên Truyện” ghi chép, Thanh Ngưu đã từng bỏ trốn xuống phàm gian, giả trang làm đạo sĩ, lừa gạt và suýt ăn thịt Lý Huyền, may được một vị Tiên là Văn Thủy chân nhân cứu giúp kịp thời. Về sau Lý Huyền đắc đạo thành Tiên, chính là Lý Thiết Quải trong Bát Tiên.

Lai lịch bất phàm của những Thần thú nổi bật trong Tây Du Ký
Thanh Ngưu quái và chiếc vòng Kim Cang khiến Tôn Ngộ Không thất điên bát đảo. (Ảnh qua Gamek)

Còn trong “Tây Du Ký”, Thanh Ngưu đã đánh cắp vòng Kim Cang của Thái Thượng Lão Quân, xuống phàm gian làm yêu tinh, muốn ăn thịt Đường Tăng, đây là một kiếp nạn to lớn của bốn thầy trò.

Thanh Ngưu pháp thuật cao cường, sở hữu chiếc vòng Kim Cang kỳ diệu, khiến Tôn Ngộ Không nhiều phen long đong lận đận. Thậm chí cả gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không, bửu bối của Lý Thiên Vương và Na Tra, binh khí của Hỏa Đức và Thủy Đức tinh quân, Kim Đơn Sa của Thập Bát La Hán… đều bị Thanh Ngưu dùng vòng phép thu mất.

Về sau nhờ Phật Tổ chỉ điểm, Ngộ Không mới đi mời Thái Thượng Lão Quân đến thu phục Thanh Ngưu. Vòng Kim Cang tuy nhiều phép lạ, không sợ ngũ hành, nhưng lại kỵ quạt Ba Tiêu, Lão Quân đã dùng quạt này thu lại vòng phép và bắt Thanh Ngưu hiện nguyên hình.

Thanh Sư của Văn Thù Bồ Tát


Văn Thù Bồ Tát được thờ phụng trong các chùa thường mang hình tượng cưỡi Thanh Sư (sư tử lông xanh), tay cầm Tuệ kiếm, là hiện thân của trí tuệ, dùng Tuệ kiếm “cắt đứt” phiền não, dùng tiếng gầm của sư tử để chấn nhiếp tà ma. Sư tử là chúa sơn lâm, uy mãnh vượt trội muôn loài, tượng trưng cho năng lực và trí tuệ vô cùng của Bồ Tát.

Về lai lịch, trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” có nói, Thanh Sư là một vị Tiên của Triệt giáo, có tên là Cầu Thủ Tiên. Cầu Thủ Tiên làm trái ý trời, lập trận Thái Cực cản trở Khương Tử Nha phò Chu diệt Trụ, nhưng Văn Thù chân nhân đã phá được trận này, còn Cầu Thủ Tiên bị đánh hiện nguyên hình là con sư tử lông xanh.

Sau đó sư tử lông xanh bị thu phục thành vật cưỡi của Văn Thù chân nhân. Văn Thù chân nhân tu thành chính quả trong Phật giáo, chính là Văn Thù Bồ Tát.

Lai lịch bất phàm của những Thần thú nổi bật trong Tây Du Ký
Phổ Hiền Bồ Tát (phải) và Văn Thù Bồ Tát (trái). (Ảnh qua Pinterest)

Trong “Tây Du Ký”, Thanh Sư kết nghĩa cùng Bạch Tượng và Kim Sí Điểu, ba yêu tinh hợp nhau làm ra kiếp nạn ở Sư Đà thành, có lúc bắt giữ được cả bốn thầy trò Đường Tăng. Ngoài ra, còn có một Thanh Sư khác giả trang làm vua nước Ô Kê, dìm nhà vua thật xuống giếng hơn 3 năm mới được Tôn Ngộ Không cứu sống lại.

Cả hai con Thanh Sư này đều là vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát và về sau đều bị ngài đến thu phục.

Bạch Tượng của Phổ Hiền Bồ Tát


Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát tượng trưng cho đức hạnh cao thượng, thường được Phật giáo thờ phụng cùng với Đức Phật Thích Ca và Văn Thù Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát thường ngồi trên lưng Lục Nha Bạch Tượng (voi trắng sáu ngà). Sáu chiếc ngà lần lượt đại biểu cho các đức tính của người tu hành: bố thí, giữ giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định và trí huệ.

Về lai lịch, theo truyện “Phong Thần Diễn Nghĩa”, một vị Tiên của Triệt giáo là Linh Nha Tiên đã lập trận Lưỡng Nghi, hòng cản trở Khương Tử Nha và báo thù Xiển giáo. Tuy nhiên, trận Lưỡng Nghi đã bị phá bởi Phổ Hiền chân nhân, còn Linh Nha Tiên bị đánh hiện nguyên hình là con voi trắng có sáu ngà.

Phổ Hiền chân nhân đã chọn voi trắng sáu ngà làm vật cưỡi, tu thành đắc đạo trong Phật giáo, trở thành Phổ Hiền Bồ Tát.

Lai lịch bất phàm của những Thần thú nổi bật trong Tây Du Ký
Trận chiến của các vị Tiên Xiển giáo và Triệt giáo trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”. (Ảnh qua ĐKN)

Trong “Tây Du Ký”, Bạch Tượng hạ phàm làm yêu tinh, cũng là một trong ba đại vương ở Sư Đà thành, sức khỏe phi phàm, muốn ăn thịt Đường Tăng để trường sinh bất tử. Tuy nhiên, Phổ Hiền Bồ Tát đã kịp thời đến thu phục nó.

Kim Mao Hống của Quan Âm Bồ Tát


Theo truyền thuyết, Kim Mao Hống là một hung thú trong Thần thoại Trung Hoa, có sức khỏe vô địch, nhưng bản tính hung dữ. Hung thú này không chỉ thích ăn thịt người, mà còn ăn được cả rồng, thậm chí rồng và giao long hợp lực cũng không phải đối thủ của nó.

Trong truyện “Phong Thần Diễn Nghĩa”, Kim Quang Tiên cũng là một vị Tiên trong Triệt giáo làm trái ý trời, lập nên trận Tứ Tượng khiêu chiến với Xiển giáo và ngăn trở Khương Tử Nha. Từ Hàng chân nhân phá được trận này, đánh Kim Quang Tiên hiện nguyên hình là một con Kim Mao Hống và dùng nó làm vật cưỡi.

Về sau Từ Hàng chân nhân tu thành trong Phật giáo, ngài chính là Quan Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát hiện thân của sự từ bi và phổ độ chúng sinh.

Lai lịch bất phàm của những Thần thú nổi bật trong Tây Du Ký
Hống là một hung thú mạnh hơn cả rồng trong Thần thoại Trung Hoa. (Ảnh qua Gamek)

Trong “Tây Du Ký”, Kim Mao Hống đánh cắp bảo bối Nhạc khí của Quan Âm Bồ Tát, trốn xuống trần gian làm yêu quái, xưng là Trại Thái Tuế. Trại Thái Tuế không bắt Đường Tăng mà bắt hoàng hậu của vua nước Châu Tử về làm vợ, khiến nhà vua vì điều này mà lâm trọng bệnh.

Về sau Ngộ Không dùng kế đánh cắp Nhạc khí mới đánh bại được Trại Thái Tuế, Quan Âm Bồ Tát hiện thân thu phục yêu quái và bắt nó hiện nguyên hình.

Kim Sí Điểu


Kim Sí Điểu được xem là một vị Hộ Pháp trong Phật giáo và các truyền thuyết Ấn Độ cổ xưa. Loài Thần điểu này có sức phạm phi phàm, hình dáng uy mãnh, thường được mô tả với hình tượng đang dùng mỏ xé xác những con rắn và dùng chân để giẫm nát chúng.

Trận chiến giữa Kim Sí Điểu và loài rắn thường được người Á Đông xem là trận chiến giữa Thiện và ác, Thần và ma, trong đó Kim Sí Điểu đại diện cho chính nghĩa, bảo vệ người lương thiện và duy hộ Phật Pháp, còn loài rắn là hiện thân của ma quỷ phá hoại chính giáo và chuyên dùng độc hại người. Như vậy, tuy hình dáng hung tợn, nhưng thực chất Kim Sí Điểu không bị xem là ác Thần.

Lai lịch bất phàm của những Thần thú nổi bật trong Tây Du Ký
Trận chiến của Kim Sí Điểu và rắn Naga trong Thần thoại Ấn Độ. (Ảnh qua Ameblo)

Trong “Tây Du Ký”, Kim Sí Điểu kết nghĩa cùng Thanh Sư và Bạch Tượng, tạo ra kiếp nạn to lớn ở Sư Đà thành cho bốn thầy trò Đường Tăng. Kim Sí Điểu sở hữu bảo bối là một chiếc bình âm dương, hễ ai bị nhốt vào là sẽ tiêu ra nước, ngay cả Tôn Ngộ Không nếu không nhờ ba sợi lông cứu mạng mà Quan Âm Bồ Tát ban tặng thì cũng không thoát được.

Ngoài ra, Kim Sí Điểu còn có tốc độ bay đáng kinh ngạc. “Tây Du Ký” kể rằng một lần vỗ cánh của Kim Sí Điểu có thể đi được 9 vạn dặm, cứ vỗ cánh bay mãi thì cả Tôn Ngộ Không với Cân Đẩu Vân cũng không thể thoát. Chính vì vậy mà trong kiếp nạn lần này, ngay cả Mỹ Hầu Vương cũng bị bắt và bị đưa lên nồi hấp!

Về sau, Ngộ Không phải đến cầu viện Phật Tổ. Theo lời kể của Phật Tổ, Kim Sí Điểu và Khổng Tước đều là con của Phượng Hoàng. Khổng Tước từng nuốt cả Phật Tổ vào bụng, ngài rạch xương sống của nó mà thoát ra được. Ngài vốn định giết nó, nhưng chư Thần can rằng giết nó cũng như sát hại người sinh ra ngài, nên ngài giữ nó lại Linh Sơn, giúp nó tu bỏ ác tính. Khổng Tước tu thành chính quả, được phong làm Khổng Tước Đại Minh Vương Bồ Tát. Còn Kim Sí Điểu vì cùng mẹ sinh ra với Khổng Tước nên cũng có thể xem là có “họ hàng” với Phật Tổ.

Sau đó, đích thân Phật Tổ đến Sư Đà thành, Kim Sí Điểu mới bị thu phục và quy y Phật Pháp.

Lai lịch bất phàm của những Thần thú nổi bật trong Tây Du Ký
Trong Tây Du Ký, Kim Sí Điểu đã từng bắt được Tôn Ngộ Không. (Ảnh qua Kienthuc)

Trên đây là một số Thần thú nổi bật của các vị Thần Tiên, Bồ Tát trong “Tây Du Ký”. Khác với những yêu quái phàm gian trong loại thứ nhất, những Thần thú này không bị diệt trừ mà chỉ bị thu phục và theo chủ nhân quay về Thiên giới.

Chúng ta biết rằng, thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh phải trải qua hết 81 kiếp nạn, thiếu một nạn cũng cần bổ sung cho đủ, điều này cho thấy con đường sang đất Phật của bốn người ngay từ đầu đã được Thần Phật sắp xếp sẵn rồi.

Nếu nói như vậy, việc các Thần thú đến phàm gian làm yêu tinh và cản trở hành trình của họ, hẳn cũng không phải ngẫu nhiên, mà là các vị Thần Tiên, Bồ Tát từ đầu đã hữu ý làm vậy, mục đích vừa là để giúp bốn thầy trò rèn luyện tâm tính trong kiếp nạn, vừa là để khảo nghiệm lòng thành kính và sự kiên định của họ đối với con đường tìm cầu Phật Pháp.

Có lẽ vì điều này mà những Thần thú ấy không thể tính là đã phạm trọng tội, vì dù sao chúng cũng mang theo sứ mệnh khảo nghiệm người tu hành mà đến thế gian.

Nguồn: Tinhhoa

5/3/21

Khám phá Tây Du Ký - P.5: Cuộc đời tu luyện đều đã được an bài
Khám phá Tây Du Ký - P.5: Cuộc đời tu luyện đều đã được an bài
Đường Tăng và các đồ đệ cuối cùng lấy được chân kinh, trở về Đại Đường truyền lại cho chúng sinh. (Ảnh qua Epoch Times)

Tôn Ngộ Không phải trải qua rất nhiều sự kiện kinh thiên động địa, sau đó mới có thể bảo hộ Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, chứng đắc Phật quả. Còn Đường Tăng phải trải qua 10 đời tu hành mới có cơ hội đi Tây Thiên thỉnh kinh đắc chính quả. Hành trình tu luyện của thầy trò họ phải trải qua vô vàn hiểm trở gian nan, nhưng có thể nhận thấy rằng: hết thảy mọi thứ đều đã được an bài!


Hành trình tu luyện kinh thiên động địa của Tôn Ngộ Không

Khám phá Tây Du Ký -P4: Hành trình thỉnh kinh của 5 thầy trò có ẩn ý thâm sâu về chuyện gì?
Khám phá Tây Du Ký -P4: Hành trình thỉnh kinh của 5 thầy trò có ẩn ý thâm sâu về chuyện gì?
Vì sao lại nói năm thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh kỳ thực lại là biểu hiện cho quá trình tu hành của một người? (ntdtv.com)

Đọc kỹ Tây Du Ký, chúng ta sẽ phát hiện quá trình thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, kỳ thực chỉ là sự miêu tả quá trình tu luyện của một người, trong đó 81 nạn trên đường thỉnh kinh cũng như yêu quái gặp phải, tất cả đều là những ma nạn mà một người tu luyện cần phải đối diện. Ở đây có thể thấy rõ một điều: Ngộ được chính đạo là điều không dễ dàng...

4/3/21

Khám phá Tây Du Ký - P3: Hóa ra thân thế thầy trò Đường Tăng không hề đơn giản
Khám phá Tây Du Ký - P3: Hóa ra thân thế thầy trò Đường Tăng không hề đơn giản
Thầy trò Đường Tăng, ngoài Ngộ Không ra thì cả bốn người còn lại đều xuất thân từ Thần Tiên trên tiên giới. (Miền công cộng)

Con người sinh ra trong cõi hồng trần vốn là để hoàn trả nợ nghiệp và tìm kiếm cho mình cơ hội đắc Pháp, trở về nơi cố hương Thiên thượng. Tây Du Ký chính là tác phẩm điểm hoá cho con người thế nhân đừng quên đi mất bản chất tiên thiên của mình.

Khám phá Tây Du Ký -P2: Vì sao thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh?
Khám phá Tây Du Ký -P2: Vì sao thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh?
Sau khi xem kỹ lại một lượt tác phẩm Tây Du Ký, thấy rằng xuyên suốt tác phẩm Tây Du thầy trò Đường Tăng chỉ mắc ‘bệnh’ ba lần. (ntdtv.com)

Từ ba câu chuyện trên chúng ta có thể thấy: Hoá ra người tu luyện vốn dĩ không có bệnh. Một người khi đã bước chân vào con đường tu luyện chân chính thì từ một số phương diện nào đó đã vượt khỏi người thường rồi. Và ở đây, ‘bệnh' là một trong số đó.

3/3/21

Khám phá Tây Du Ký - P1: Ai hiểu Tây Du, người ấy thấu hiểu kiếp nhân sinh
Khám phá Tây Du Ký - P1: Ai hiểu Tây Du, người ấy thấu hiểu kiếp nhân sinh

Hoá ra tác phẩm Tây Du Ký là cuốn sách truyền kỳ về người tu luyện, là một tác phẩm dự ngôn vĩ đại của nhân loại...

Nhắc đến tác phẩm Tây Du Ký từ trẻ em cho tới người già hầu như không ai là không biết. Nhớ lại khi xưa, lúc còn rất nhỏ, mỗi lần đọc truyện Tây Du Ký đến những đoạn về thơ từ và tu luyện là tôi đều bỏ qua, chỉ chú tâm xem những tình tiết có hứng, nhất là những cảnh hành động. Ngẫm kỹ lại cảm thấy có rất nhiều người có thói quen giống tôi khi ấy. Nguyên nhân là bởi phần lớn những người không tu luyện đối với những thứ như: Mộc Mẫu, Nguyên Thần, Thi Quỷ, Thỏ Ngọc... thì khi đọc tác phẩm dường như đều không có sự hiểu biết gì nhiều.

3/9/20

Bạch Long Mã bị đánh giá thấp trong Tây Du Ký nhưng thực sự không hề đơn giản

Khi nhắc đến tác phẩm kinh điển Tây Du Ký, chúng ta thường nghĩ ngay đến câu chuyện bốn thầy trò Đường tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh. Tuy nhiên, trong đoàn đi còn có một nhân vật vô cùng quan trọng nhưng lại thường không được chú ý đến. Đó là ai? 


Bạch Long Mã bị đánh giá thấp trong Tây Du Ký nhưng thực sự không hề đơn giản