22/8/19

Nhân quả: Vì sao có người giết con vật gì - lâu dần mặt họ lại giống con vật đó?

Hỏi: Bạch Hòa thượng, vì sao có người giết vật gì lâu dần mặt họ lại giống con vật đó?


Đáp: Lúc con vật bị giết lòng đầy kinh hoàng oán hận, hồn phách khó siêu và thường theo kẻ thủ ác, chờ lúc phúc họ suy để báo oán. Lâu dần, thân hình kẻ đồ tể đó bị đồng hóa, nên sẽ có vẻ mặt và dáng dấp hao hao giống loài vật đã bị họ giết chết.

Nhân quả: Vì sao có người giết con vật gì - lâu dần mặt họ lại giống con vật đó?

Hòa thượng mỉm cười tiếp:

- Cái này có thể giải thích giống như ảnh hưởng môi trường hoàn cảnh, hành vi... Ví như một kẻ cắp sách tới trường, thời gian sau sẽ có dáng dấp thư sinh, kẻ buôn bán sẽ có dáng dấp thương gia, kẻ làm ruộng có dáng nông phu, kẻ làm việc chân tay có dáng công nhân. Riêng kẻ đồ tể thân xác luôn mang mùi tanh tưởi, chứa đầy thù hận của các con vật đã bị họ sát hại nên thân toàn ác nghiệp, tâm chứa đầy xấu, độc... Và họ giết loài nào nhiều nhất thi họ sẽ mang hình dáng con vật đó. Đây cũng là điềm báo sau khi chết họ sẽ thành loài đó.

Đọc trong sử, chúng ta thấy mẹ ông Mạnh Tử phải dời nhà ba lần vì muốn con mình được sống môi trường thiện lành, có được ảnh hưởng tốt.

Điều này dễ hiểu thôi, gần trường học, sẽ làm quen với tính hiếu học. Chơi với kẻ đánh bạc, sẽ trở thành người ham mê đỏ đen, giao du với người hiền thì trở thành lương thiện. Nếu thường thân cận Phật Thánh, sẽ có tâm như Thánh, nhan diện sẽ hiền lương như mặt Phật, vì “gần mực thi đen, gần đèn thì sáng.”

Những kẻ sống bằng nghề đồ tể thân tâm đều có ác khí rất nặng, tất nhiên bản thân và chỗ ở của họ luôn ẩn chứa họa tai, một khi phúc suy, thì báo ứng đến.

Hỏi: Nếu ăn thịt gà thì thế nào?

Đáp: Loài gà tuy được nuôi bằng sự tiến bộ của văn minh loài người, song về vệ sinh, ăn uống, chốn ở đều nằm trong phạm vi một cái chuồng chật hẹp nên chúng mắc bệnh cúm rất nhiều, vì vậy mà thân thể bị nhiễm đầy chất độc của bệnh cúm. Chúng mang hình thể thú vật, có đau ốm cũng ít ai biết, lại chẳng được uống thuốc men, luôn ẩn chứa mầm bệnh trong mình. Người đời mê ăn thịt, không biết họa hại ẩn ở trong, nấu ăn thịt đó, tưởng là ngon, bổ, không ngờ rằng ăn sẽ mang bệnh vào thân. Tục ngữ có nói: “Bệnh tùng khẩu nhập” (bệnh vào từ miệng), còn trong kinh sách thường nhắc: “Ăn tám lượng, phải trả nửa cân”.

Ăn thịt nhiều rất có hại, đó là sự thực. Có khi không chỉ trả nửa cân, mà còn phải trả cả mạng sống. Nhiều người ăn đủ thứ thịt, bị mỡ thừa tích tụ, thân đầy độc chất, máu bị nhiễm trược, cơ thể bị trúng phong, sinh cao áp huyết, ung thư, cuối cùng hết thuốc chữa. Nếu nói thực tế, chưa bàn đến nghiệp báo chi thì nội chuyện ăn mặn đã rất có hại rồi, vì rước mầm bệnh, tâm oán hận vào mình, lâu ngày thành ung bướu, không chết gấp thỉ cũng chết từ từ, bệnh hành đau đớn.

Nhân quả: Vì sao có người giết con vật gì - lâu dần mặt họ lại giống con vật đó?

Con vật trược khí nhiều, từ tư tưởng đến phẩm hạnh đều thấp hèn - vì gieo nghiệp xấu tệ mà đọa làm thú, thân tâm đều là nguyên tố súc sinh, con người ăn thịt chúng vào, nạp mãi nguyên tố thấp thì thân thể thuần là tố chất của loài vật. Người ăn thịt, thiếu lòng từ, thân đầy trược khí. Rất không tốt.

Người biết tu, phải nuôi dưỡng lòng nhân, bảo vệ phẩm chất thanh tịnh, khi ăn thịt những loài gia súc, vô tình, tính linh của người sẽ bị tính linh của vật làm ô nhiễm, ảnh hưởng tới công phu tu. Hơn nữa, ăn chay giúp tiết dục, tĩnh tâm, giúp ích cho sự tu tập rất nhiều. Vì cơ thể máu thịt của súc sinh ô trược, tính linh dơ bẩn, ăn vào thì dục nhiều, tinh thần tối tăm. Cho nên từ cổ chí kim, những bậc tu sĩ đều ăn chay là vậy.

Nói thực tế, ăn thịt nhiều rất có hại, chẳng ích lợi gì. Nhất là người lớn tuổi, sức đề kháng suy yếu, ăn nhiều thịt không tiêu hóa hết, phần dư thừa nằm lại trong cơ thể khiến sinh ra đủ chứng bệnh, cho nên ăn ít hại ít. Là đệ tử Phật thì tốt nhất không ăn thịt, vừa trưởng dưỡng từ tâm, không tạo ác, vừa giữ thân thanh sạch.

Có nhiều loài nhỏ như côn trùng, chim chóc, con người ăn một miếng là sát hại một mạng sống, hoặc chục mạng, trăm mạng. Con vật cũng có quyền được sống, giết chóc chúng bừa bãi không những làm thương tổn tình người mà còn phá hoại môi trường sinh thái thiên nhiên, hủy diệt lòng từ ái.
Đức Phật thương yêu tất cả chúng sinh, chúng ta là đệ tử Phật, cũng nên học theo hạnh Ngài, hãy đối xử từ ái với loài vật.

Pháp ngữ Hòa Thượng Diệu Pháp
(Trích " Báo ứng hiện đời"- Qủa Khanh)

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: