3/8/19

Phát hiện 5 hành tinh nước chứa sự sống cách xa nghìn tỷ dặm?

Các nhà thiên văn học đã phát hiện những tín hiệu chứng tỏ có nước trong bầu khí quyển của 5 hành tinh xa xôi cách hàng nghìn tỷ dặm.

Dấu hiệu mờ nhạt của nước đã được tìm thấy trong bầu khí quyển của hành tinh xa xôi ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta. Những hành tinh này đều bị thiêu đốt bởi ngôi sao trung tâm. Do đó, các nhà khoa học cũng lo ngại khả năng tồn tại sự sống trên đó.

Phát hiện 5 hành tinh nước chứa sự sống cách xa nghìn tỷ dặm?
Liệu trên 5 hành tinh nước có chứa sự sống?

Tuy nhiên, phát hiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh, nhà nghiên cứu Avi Mandell ở NASA cho biết: "Chúng tôi tự tin rằng đã phát hiện một trữ lượng nước rất lớn trên nhiều hành tinh. Điều này sẽ giúp so sánh được mật độ nước trong bầu khí quyển của những hành tinh khác nhau."

Sự hiện diện của nước trong khí quyển đã từng được báo cáo trước đây trên các hành tinh cũng quay quanh một ngôi sao tương tự mặt trời của chúng ta. Nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên để đo lường và so sánh dấu hiệu nước ở những thế giới khác biệt.

Phát hiện 5 hành tinh nước chứa sự sống cách xa nghìn tỷ dặm?
WASP-17b là một trong những hành tinh có dấu hiệu của nước trên hành tinh

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng Hubble để phân tích 5 hành tinh có tên WASP-17b, HD209458b, WASP-12b, WASP-19b và XO-1b cách xa hàng nghìn tỷ dặm. Thật bất ngờ khi dấu hiệu thu được trên WASP-17b và HD209458b giống như đó là một bầu khí quyển "căng phồng" vì nước. "Để thực sự phát hiện bầu khí quyển của hành tinh xa xôi chứa nước là cực kỳ khó khăn. Nhưng chúng tôi đã có được tín hiệu rất rõ ràng. Và đó chắc chắn là nước." Drake Deming thuộc đại học Maryland cho biết.

Phát hiện 5 hành tinh nước chứa sự sống cách xa nghìn tỷ dặm?

Ánh sáng từ ngôi sao trung tâm bị hấp thụ 1 phần bởi phân tử nước và phát ra bước sóng đặc trưng tới kinh Hubble

Để xác định thành phần trong khí quyển của một hành tinh xa xôi, các nhà thiên văn quan sát chuyển động đi qua ngôi sao trung tâm của nó và đo bước sóng ánh sáng bị hấp thụ một phần bởi hành tinh này.

Các tín hiệu của nước đều khá mờ nhạt, có thể do ảnh hưởng của lớp sương mù hoặc lớp bụi dày trên bề mặt các hành tinh. Các đám mây này làm giảm cường độ tín hiệu và làm thay đổi bước sóng của phân tử nước mà kính viễn vọng nhận được.

Cùng với các số liệu tổng hợp từ kính viễn vọng Hubble ghi nhận thì các nhà khoa học đều tìm thấy các hành tinh có chứa rất nhiều nước hoặc hoàn toàn không có nước. Dù tín hiệu còn khá mơ hồ nhưng bầu khí quyển có mây nước có thể rất phổ biến trên những hệ sao khác. Và khả năng tìm thấy sự sống ở đây có tỷ lệ rất cao.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: