12/9/19

Nhân cách càng lớn càng không tham lam, trí tuệ càng cao càng không tranh giành

Kỳ thực, ở đời người có nhân cách lớn thường là người hiểu rõ bản thân mình nhất, họ hiểu mình là ai, mình ở đâu và mình muốn là gì? Khi một người biết được điều mà bản thân muốn là gì thì họ sẽ lựa chọn con đường đi đúng đắn, dùng hết sức sửa đổi thiếu sót bản thân, giúp tâm hồn thăng hoa lên cảnh giới mới và tiến thẳng về phía trước.


Nhân cách càng lớn càng không tham lam, trí tuệ càng cao càng không tranh giành

Hơn nữa, người như vậy càng là người không lười biếng, không tranh giành hơn thua, lại càng không vì những điều gièm pha của người khác mà lung lay ý chí.

Nhân cách càng lớn càng không tranh giành

Trong Truyền Tập Lục, Vương Dương Minh từng nói: “Trì chí như tâm thống”, (ý chí như tâm đang đau), một người đang đau thử hỏi còn tâm trí đâu để mà quan tâm những việc khác? Người có nhân cách lớn cũng vậy, họ luôn kiên thủ chí hướng của mình, mọi thời điểm đều đặt tâm trí vào mục tiêu mình muốn.

Khi Tăng Quốc Phiên mới nhậm chức tại Hàn Lâm viện, cấp trên của ông là Triệu Tập có phụ thân đến kinh thành thăm con nên mời mọi người đến bữa tiệc. Khi đó Tăng Quốc Phiên mới làm quan, bổng lộc không nhiều, cuộc sống hàng ngày cũng thanh đạm.

Hơn nữa Tăng Quốc Phiên không ưa thích những việc xu nịnh hay kiếm cớ phát tài nên khéo léo từ chối không đi. Cũng vì nguyên nhân này mà ông đã đắc tội với Triệu Tập. May thay sau đó, Tăng Quốc Phiên được thăng quan nhiều cấp, làm quan lớn hơn so với Triệu Tập, nhờ đó mà thoát nạn.

Thế nhưng, thời gian tươi đẹp nhanh chóng qua đi, Tăng Quốc Phiên lại bị giáng chức, lần này lại quay về làm cấp dưới của Triệu Tập. Đương thời, Tăng Quốc Phiên bị bệnh mụn mọc ngoài da tái phát, sự tình nghiêm trọng, hàng ngày không thể ngồi lâu nên xin phép Triệu Tập cho nghỉ ở nhà dưỡng bệnh.

Thật không dễ dàng gì mới có được cơ hội trả thù, nên đương nhiên Triệu Tập không những không đồng ý mà còn tìm cớ để trù dập Tăng Quốc Phiên: “Ông vừa mới giáng chức đã muốn nghỉ phép, phải chăng không coi bản quan ra gì? Phép của ông tôi không duyệt”. Tăng Quốc Phiên chỉ đành ôm bệnh đi làm.

Chỉ cần có chút cơ hội,Triệu Tập liền tìm cách vùi dập Tăng Quốc Phiên, không những vậy Triệu Tập còn đi khắp nơi nói xấu ông, ngay cả đồng nghiệp cũng vì thế mà không xem ông ra gì. Tuy nhiên, tất cả mọi chuyện Tăng Quốc Phiên đều không để trong lòng, luôn coi như không có gì xảy ra, hàng ngày vẫn chuyên tâm làm tròn bổn phận của mình.

Đến sau này, khi Tăng Quốc Phiên lại được thăng quan tiến chức, làm nên đại nghiệp, có vô số cơ hội để báo thù, nhưng ông trước sau như một, không hề nhắc lại chuyện xưa. Đây chính là người càng có đại nhân cách càng không nhớ thù người khác.

Ông nói: Kẻ sĩ có ba điều không làm: Một là không đấu danh với quân tử, hai không đấu lợi với tiểu nhân, ba là không đấu sự khéo léo, tài năng với trời đất.

Đúng vậy, đối với kẻ tiểu nhân mà nói, nếu như chúng ta đấu hơn thua, được mất với họ thì chỉ tốn công hại mệnh vô ích, cũng giống như tự tìm phiền phức cho mình. Cách tốt nhất lúc này là không so đo với họ làm gì. Không tranh giành, không kì kèo so đo với người khác, làm được như vậy ắt sẽ không có kẻ thù, cũng không khiến người khác ghen ghét.

Làm người không kì kèo so đo, không tranh giành ắt cũng giảm bớt được thời gian vào những việc vô ích, tinh lực dành cho việc mình theo đuổi. Cũng vì không bận tâm chấp nhặt với kẻ tiểu nhân, không so đo, tranh giành, để bụng với những điều nhỏ nhặt mà Tăng Quốc Phiên đã làm nên kỳ tích.

Trong vòng 9 năm ông liên tiếp được thăng 10 cấp quan phẩm, trở thành một vị quan mẫu mực nổi tiếng.

Trí huệ càng cao càng không tham lam

Trước đây có một người nông dân nghèo khổ, một hôm anh ta cứu mạng một con rắn. Để đền ơn cứu mạng mình, con rắn đã chấp nhận mọi yêu cầu của người nông dân. Lúc đầu người nông dân yêu cầu có lương thực đầy đủ, con rắn liền đáp ứng; sau đó người nông dân lại yêu cầu được làm quan, rắn kia cũng thoả mãn nhu cầu. Sau rồi người nông dân kia cứ mãi đòi hỏi cho đến khi làm tể tướng, rồi đến làm hoàng đế.

Nhân cách càng lớn càng không tham lam, trí tuệ càng cao càng không tranh giành

Con rắn lúc này mới minh bạch được rằng: “Lòng tham của con người là vô đáy, không có giới hạn”, vậy nên con rắn liền ăn luôn vị tể tướng. Câu chuyện cho ta thấy một điều, làm người thì đừng quá tham lam, bởi tham lam chính là căn nguyên của rất nhiều sai lầm. “Mật ngọt chết ruồi”, ruồi tham ăn mật ngọt để rồi cuối cùng lại chìm trong hũ mật mà chết.

Và cũng có một số người, vì có một mà muốn có hai, có rồi lại muốn có hơn, tham lam về vật chất, tiền tài danh vọng không ngừng lớn thêm, cuối cùng lại đánh mất luôn cả bản thân mình. Có người từng nói, tham lam chính là một loại bệnh tâm thần, một loại bệnh khuyết tật.

Nó chính là một loại bệnh thái, lẽ nào không phải là bệnh thái sao? Tham lam chính là chiếc bình không đáy, không thể nào lấp đầy nó được, chỉ có cách là cai bỏ nó đi, bỏ đi những thứ dư thừa không cần thiết. Chính vì những thứ đó là nguyên nhân khiến chúng ta không thể có được hạnh phúc chân chính, mà còn cản trở con đường ta tìm đến hạnh phúc.

Có thể nói, tham lam cũng chính là nguyên nhân đưa con người từ chỗ thông minh trở thành kẻ ngốc. Khi con người tham lam cũng chính là lúc họ không biết thỏa mãn với những gì mình đang có, đem những thứ tốt đẹp của mình bỏ đi, đến khi quay đầu thì mọi chuyện chỉ còn sự hối hận.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: