2/10/19

Ảnh hưởng của suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực tới sức khỏe và tuổi thọ con người đã được khoa học chứng minh

Cảm xúc con người rất phức tạp: lúc vui vẻ, hạnh phúc, khi thì giận dữ phiền muộn… Trong cuộc sống bận rộn hàng ngày, đôi lúc không chú ý chúng ta có thể bị cảm xúc chi phối và tác động. Điều quan trọng nhất là cần cân bằng được những cảm xúc ấy, tức là bạn không nên đi đến cực đoan.

Y học hiện đại đã chứng minh: Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta

Thể chất và tâm lý của con người luôn có ảnh hưởng mật thiết với nhau. Bất cứ sự thay đổi nào về mặt tâm lý cũng kéo theo những sự thay đổi nhất định về mặt thể chất và ngược lại.

Ảnh hưởng của suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực tới sức khỏe và tuổi thọ con người đã được khoa học chứng minh
Thể chất và tâm lý của con người luôn có ảnh hưởng mật thiết với nhau. (Ảnh: Epoch Times)

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, cảm xúc tiêu cực có thể gây hại đến sức khỏe của con người. Các đặc điểm tính cách của người mang cảm xúc tiêu cực bao gồm phẫn nộ và tâm lý bất ổn. Tâm lý bất ổn có thể được chia thành lòng ghen tị, cô đơn, trầm cảm, cảm giác tội lỗi, nỗi sợ hãi và bồn chồn lo lắng.

Bạn rất dễ nóng giận? Bạn cảm thấy lo lắng ngay cả những điều nhỏ nhặt? Vậy có lẽ đã đến lúc bạn nên bình tĩnh lại và nhìn vào nội tâm mình, không chỉ vì lợi ích của người khác mà còn vì sức khỏe cả tâm lẫn thân của chính bạn.

Tác động của cảm xúc lên sức khỏe thể hiện rõ nhất khi bạn lạc quan và phẫn nộ. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy những người lạc quan có khuynh hướng sống thọ hơn. Trong khi đó, cảm xúc phẫn nộ có thể gây ra những cơn đau đầu, thậm chí là bệnh tim mạch và khiến tuổi thọ của bạn ngắn hơn. Có rất nhiều ví dụ về vấn đề này.

Trung y cũng đồng ý với quan điểm trên

Bác sĩ Hồ Nãi Văn bắt đầu sự nghiệp ở lĩnh vực y học hiện đại phương Tây, sau đó trở thành bác sĩ Trung y và đã điều hành phòng khám của riêng mình trong gần 4 thập kỷ. Ông giải thích mối quan hệ giữa cảm xúc và bệnh tật theo quan điểm Trung y như sau:

Đầu tiên, tất cả bệnh tật đều có nguyên nhân căn bản của nó, và các nguyên nhân được chia thành bên trong hoặc bên ngoài. Nguyên nhân gây bệnh từ bên trong phần lớn liên quan đến cảm xúc, ham muốn và trạng thái tinh thần của con người. Còn nguyên nhân bên ngoài là nói đến những tác nhân gây bệnh đến từ môi trường tự nhiên.

Ảnh hưởng của suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực tới sức khỏe và tuổi thọ con người đã được khoa học chứng minh
Bác sĩ Hồ Nãi Văn. (Ảnh: Epoch Times)

Ông lấy ví dụ: “Cao huyết áp và bệnh tiểu đường phần lớn là do trạng thái cảm xúc bên trong của con người gây ra. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải ổn định trạng thái cảm xúc và cố gắng đừng quá thích hay ghét một điều gì đó”.

Bác sĩ Hồ cũng cho biết thêm, lo lắng, bồn chồn và trầm cảm, thêm vào đó là thiếu ngủ thường đi kèm với “3 bệnh cao” – đường huyết cao (bệnh tiểu đường), cao huyết áp, mỡ máu cao (bao gồm cholesterol cao và triglyceride cao). Không thể phủ nhận nó cũng bao gồm những nhân tố khác, nhưng cảm xúc cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe.

Thí nghiệm với tinh thể nước cho thấy tác động mạnh mẽ của ý thức con người

Tiến sĩ Masaru Emoto đã chứng minh rằng ý thức của con người còn có thể tác động lên vật chất. Ông lấy các mẫu nước và để chúng tiếp xúc với ý nghĩ tích cực và tiêu cực của con người. Những ý nghĩ tích cực có thể tạo ra những tinh thể nước tuyệt đẹp, có trật tự và phức tạp. Còn ý nghĩ tiêu cực sẽ tạo ra các tinh thể nước xấu xí và biến dạng.

Điều đáng nói ở đây là phần lớn cơ thể con người được cấu thành từ nước, vậy chúng ta hãy cùng xem những suy nghĩ của mình tác động lên cơ thể như thế nào qua các thí nghiệm của Tiến sĩ Masaru Emoto nhé.

Ảnh hưởng của suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực tới sức khỏe và tuổi thọ con người đã được khoa học chứng minh
Hình dạng của tinh thể nước khi bị tác động bởi những suy nghĩ khác nhau của con người.

Nhà vật lý học, Tiến Sĩ Lý Xuân Băng cho biết: “Nếu chúng ta bảo trì được thiện niệm, chúng ta sẽ thanh lọc cơ thể mình, từ đó trở nên mỹ lệ và kiện khang. Nếu chúng ta bảo trì được thiện niệm, chúng ta sẽ thanh lọc môi trường và những người xung quanh”. 

“Thật sửng sốt khi nhìn thấy triết lý ấy thể hiện rất rõ ràng trong thí nghiệm về tinh thể nước [của Tiến sĩ Emoto]. Cách trực tiếp nhất để tịnh hóa thế giới này là bảo trì thiện niệm của chính chúng ta. Nếu công chúng có thể nhận thức được điểm này thì nó sẽ tạo ra một tác động rất lớn”. 

Theo quan điểm của các nền văn hóa cổ đại

Từ xa xưa, ở cả phương Đông và phương Tây thường hay đề cập đến việc giải phóng bản thân khỏi sự ràng buộc của cảm xúc. Điều đó không có nghĩa là mọi người trở nên vô cảm, mà nói đúng hơn là xem nhẹ cảm xúc và ham muốn của mình.

Epictetus, một triết gia khắc kỷ Hy Lạp cổ đại đã từng nói: “Tự do không được tìm thấy bởi cảm giác thỏa mãn với những gì mình mong muốn, mà là kiểm soát ham muốn đó”.

Vào 2500 năm trước tại Ấn Độ cổ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng giảng: “Ý niệm là tất cả mọi thứ. Nghĩ gì thì ắt sẽ thành cái đó”.

Theo Tinh hoa

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: