31/8/20

Vì sao người chết sau 49 ngày mới đi đầu thai?

Vì sao người chết sau 49 ngày mới đi đầu thai?

Trong Phật giáo thường hay quan niệm rằng con người sau khi chết 49 ngày thì linh hồn người đó sẽ được đầu thai thành kiếp khác. Chính vì vậy mà vào 49 ngày gia đình thường cầu siêu giúp cho linh hồn được siêu thoát, nhẹ nhõm ra đi và đầu thai thành kiếp khác. 


Vậy mọi người có biết Vì sao người chết 49 ngày mới đi đầu thai không? Đây thực sự là vấn đề khó trả lời, là thắc mắc không chỉ riêng ai. Hãy cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Linh hồn có sự chết và tái sinh

Khi một người chết phần hồn chuyển sang dạng thức thành vong hồn. Từ cấu trúc nửa đậm đặc sang cấu trúc mang hạt hoàn toàn lỏng, loãng, nhẹ. Ở cõi vong các vong hồn hấp thu năng lượng qua các hạt điện sinh học tự do có trong bao la và các hạt điện sinh học toát ra từ các thức dâng cúng. Nhờ vào nguồn năng lượng đó, vong hấp thụ và cứng cáp dần. 

Sau một khoảng thời gian nó mới có thể thực sự hoạt động được ở cõi mới và những thực thể có đủ năng lượng để vượt lên cõi cao hơn tức là cõi linh vong hay siêu linh và chính là cõi niết bàn của Đạo phật và Thiên Đàng của Thiên Chúa Giáo. 

Những vong hồn yếu ở cõi vong không những không hấp thu được nguồn năng lượng tự do trong bao la mà còn bị sự va chạm của các sóng điện từ phá tan thành các hạt tự do để sẽ bị các hạt tự do trong bao la hấp thụ bởi lực hấp dẫn. Vong hồn ấy có thể gọi là đã chết. 

Các vong linh thì rất khó và các siêu linh thì không bao giờ trở lại để tái sinh. Vì các siêu linh đã hoàn thiện trong tiến hóa. Họ không còn ký ức về cõi trần mà có năng lượng siêu lớn nên có năng lực vô biên có thể có mặt tức thì ở mọi nơi, mọi lúc, biết được mọi chuyện ở cõi trần.

Có nên gọi hồn để biết hương linh đã siêu thoát hay chưa?

Theo giáo lý nhân quả nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện v.v… chỉ trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi chứ không can thiệp sâu vào khuynh hướng tái sinh của họ. 

Vì mỗi người đều phải thừa tự nghiệp lực của chính mình. Để có thể được giải thoát, thì chắc chắn tự thân hương linh phải tỉnh thức và biết hướng thiện. Không ai có thể cứu vớt chúng ta ngoại trừ những nỗ lực tu tập của chính chúng ta. 

Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hãy tự mình nương tựa hòn đảo chính mình. Do vậy không nên nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn người thân đã mất. Giả sử gọi được và gọi đúng người thân thì chúng ta cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. 

Vì giải thoát khổ đau phải do tự thân mỗi người thực hiện. Đó là chưa kể đến các trường hợp gọi không được hoặc gọi không đúng thì càng làm cho vấn đề phức tạp thêm. Các hương linh tiếp xúc với nhà ngoại cảm hầu hết là những chúng sinh trong loài ngạ quỷ và một số các thần thức chưa tìm được cảnh giới thọ sinh. Điều này chúng ta cần hết sức lưu ý vì giáo lý đạo Phật không đề cập đến cõi âm mà chỉ nói đến lục đạo cùng thân trung ấm. 

Do đó nếu các hương linh tiếp xúc với nhà ngoại cảm thì chắc chắn họ chưa giải thoát, có thể họ đã tái sinh vào ngạ quỷ .Theo Phật giáo sự vãng sinh hay siêu thoát cốt yếu do sự tỉnh thức và chuyển hóa của hương linh. Không có các đấng siêu nhiên hay bất cứ thế lực nào có thể làm giúp được. Đức Phật cũng chỉ là đạo sư, bậc thầy chỉ đường. Đi đến đích hay không là nhiệm vụ của chúng ta. Cũng vậy siêu thoát hay không là do chính nỗ lực giác ngộ của hương linh. 

Mặc dù những trợ duyên như tha lực của Phật và các vị Bồ tát, sự hộ niệm của chư Tăng, sự thành tâm tạo phước của thân nhân… là vô cùng cần thiết nhưng không phải là tác nhân chính cho việc thành tựu siêu thoát. Ví như các phạm nhân đang thụ án trong trại giam, chỉ khi nào tự thân họ biết sám hối ăn năn và cải tạo tốt mới có thể mong ngày hưởng ân xá, khoan hồng. Còn người thân dù yêu thương hay có điều kiện đến mấy quyết lo cho phạm nhân mà tự thân phạm nhân ấy không tỉnh thức và cứ liên tục sai phạm thì khó cứu. 

Do vậy khi người thân mất đi, trách nhiệm của chúng ta là tận tâm dốc lòng cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng, mong họ siêu thoát. Còn siêu thoát hay không là do sự tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, thân nhân chỉ trợ duyên mà không thể can thiệp được. Cho nên không cần gọi hồn, triệu hồn hay các phương pháp tương tự vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân.

Trong bối cảnh cầu cúng mang sắc thái thần quyền đang nở rộ hiện nay, người Phật tử cần thiết lập chánh kiến trong việc thờ cúng để khỏi rơi vào tà kiến, mê tín dị đoan.

Sau 49 ngày người chết đi về đâu?

Thông thường, khi người thân qua đời trong khoảng thời gian 49 ngày là quan trọng nhất. Bởi vì trong thời gian này người mất đang rất đau khổ có thể còn quyến luyến với trần gian còn nhiều việc phải làm và trả nhiều nợ nần trên trần đời. Nhiều người cho rằng trong khoảng thời gian 49 ngày người mất vẫn còn ở trong ngôi nhà với một linh hồn có thể biết được những suy nghĩ, tiếng nói và việc làm của những người trong gia đình. 

Và sau 49 ngày mất đa số người mất sẽ được đầu thai thành những kiếp khác nhau. Tuy nhiên những người có nhiều nghiệp ác hay người mất ngoài đường không về nhà được thường không được siêu thoát cho nên họ vẫn sống vất vưỡng và phải chịu một án phạt nào đó rất nặng nề và cực khổ. 

Chính vì vậy, trong 49 ngày này rất quan trọng đối với những người trong gia đình. Trong khoảng thời gian này bạn nên ăn chay, niệm phật để cầu cho linh hồn của người mất được siệu thoát. Thời gian này các bạn cũng nên làm nhiều điều thiện và tuyệt đối không được sát sinh, vì sát sinh sẽ làm cho người chết thêm mang tội và phải giải trình vì các vong hồn của con vật mà ta sát sinh sẽ kiện tụng ở dưới đó làm cho họ bị chậm quá trình siêu thoát.

Phật giáo nhìn nhận như thế nào về việc con người sau khi chết 49 ngày mới đi đầu thai?

Theo Phật Giáo đúng 49 ngày là đủ để đi đầu thai và không cần phải cúng bái nữa. Nếu trong thời gian này hiện tượng vãng sinh đã xảy ra như khi tắt thở, hơi nóng nằm ở đỉnh đầu hay ít ra thì ở ngực thì chúng ta có thể tin chắc là người mất ấy đã vãng sinh hoặc đã trở lại làm người cho nên không cúng bái nữa cũng không sao. 

Nhưng với những người khi chết hơi nóng nằm ở vùng bụng trở xuống thì phải đi đầu thai vào ba đường và chắc chắn là khó vãng sinh. Cho nên thân nhân của người mất cần phải cúng nhiều hơn lúc xưa, làm phước bố thí chu đáo hơn để hồi hướng cho hương linh, thì có thể nhờ vào những phước báu ấy mà hương linh sẽ đi đầu thai tiếp theo trong thời gian sau đó. 

Vì lẽ ấy mà ở tại mỗi chùa ở Việt Nam hay ở ngoại quốc ngày nay vào lúc 5 giờ chiều đều có lễ cúng cô hồn, gọi là đi công phu chiều, tụng kinh Di Đà, Hồng Danh và Mông Sơn Thí Thực nhằm để siêu độ những linh hồn. Nhưng người Việt Nam không dừng sự cúng kiến ở 49 ngày mà còn tiếp tục các tuần thất và giỗ quảy theo đó nhiễu năm.

Nguồn: hanhtrinhtamlinh

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by: