17/10/20

Linh hồn già nua nên chấp nhận sự tồn tại của những linh hồn trẻ xung quanh

Như một quy luật tự nhiên, mặt trời lên rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết, thủy triều lên và xuống, sự sống trên trái đất sáng lên và rồi biến mất, thì có một yếu tốt bất biến khác – không thể thay đổi trong thời đại của chúng ta. Nó “nghe có vẻ” như thế này:

“Tôi quan trọng hơn bạn. Tôi có một căn nhà lớn hơn và một danh mục đầu tư bất động sản, những chiếc xe hơi nhiều hơn bất cứ ai khác tôi biết. Tôi được chứng về chuyên môn của mình, tôi có bằng cấp nhận được sự vinh, có công việc kinh doanh của riêng mình. Bạn bè tôi là những người nổi tiếng. Tôi đã đi khắp thế giới ba lần. Tôi là một công dân có phẩm chất của xã hội, tôi đóng thuế, tuân thủ các quy tắc và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Tôi tin và làm những gì tôi nghĩ, tôi tốt hơn, to lớn hơn, quan trọng hơn và thông minh hơn bạn.”

Đây là âm thanh của cuộc sống hiện đại, câu chuyện về thời đại tín ngưỡng và cái tôi của chúng ta. Bạn có đôi lúc cảm thấy thật sự chán ghét những điều này?

Linh hồn già nua nên chấp nhận sự tồn tại của những linh hồn trẻ xung quanh

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, cảnh giác và bị đẩy lùi bởi sự thèm khát, mục tiêu, giá trị và niềm tin của xã hội, bạn có thể là một Linh hồn già trong một thế giới tràn ngậm những Linh hồn trẻ.

Đây là 12 dấu hiệu cho thấy những Linh hồn trẻ đang tiến rất gần/ảnh hưởng tới bạn:

  • Bạn có xu hướng từ chối mạng lưới những lịch trình, kế hoạch cứng nhắc mà những người xung quanh bạn sáng tạo ra và áp đặt nó lên toàn thể.
  • Bạn đang kinh ngạc bởi cách mọi người buộc mình phải bận rộn và năng suất, và không hiểu tai sạo bận rộn lại được ca ngợi là một thói quen tốt.
  • Bạn đã mệt mỏi vì nghe đến tầm quan trọng của “thứ tôn giáo” mà người ta đặt ra trong việc chứng nhận chuyên môn và bằng cấp.
  • Bạn đang bối rối bởi những định nghĩa của xã hội về ‘thành công’ và ‘hạnh phúc’.
  • Bạn luôn bị sốc và chán nản bởi sự hẹp hòi của con người về “sức khoẻ, hạnh phúc, gia đình, mối quan hệ, tình dục, văn hoá, xã hội và mục đích cuộc sống.”
  • Bạn đang bối rối bởi sự “chắc chắn tuyệt đối” và “không thể thay đổi” mà con người thể hiện trong suy nghĩ, niềm tin và ý kiến ​​của họ.
  • Bạn luôn cảm thấy thất vọng vì sự thiếu tầm nhìn xa (foresight), sự đánh giá, nhìn nhận về hiện tại (insight) và sự nhận thức về hệ quả (hindsight) của đa số người bạn gặp trong cuộc sống.
  • Bạn đang chán nản với tư duy “đói khát liên tục” của mọi người để trở thành “số một” trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống.
  • Bạn đang bối rối bởi con người đang cố dồn tất cả năng lượng của họ để “có được một công việc”, “giữ được công việc” và “đạt được vị trí đứng đầu”.
  • Bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi bởi cách mọi người bị ám ảnh bởi sự quan trọng của bản thân và trở nên lãnh cảm, ích kỉ.
  • Bạn luôn bị bỏ qua bởi sự hời hợt về mặt tinh thần và tâm lý của những người xung quanh bạn.
  • Bạn cảm thấy phát ốm bởi “những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống hiện tại” được đánh giá dựa trên nền tảng của tiền bạc, tài sản, vật chất, danh hiệu và chỗ đứng trong xã hội.

Vai trò của “những linh hồn trẻ” trong cuộc sống của những “linh hồn già”


Nói chung, những linh hồn trẻ tuổi thường rất dễ nhận biết thông qua những thứ như “quần áo họ mặc, vai trò của họ trong xã hội, khí chất, phong thái, tính cách, những chủ đề trong giao tiếp của họ – tất cả đều thể hiện một tổng thể bế tắc.

1. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng bạn không cần ai dạy việc nên nghĩ hay làm gì, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì việc cảm thấy “khó chịu” về những linh hồn trẻ vẫn diễn ra thường xuyên hơn là chấp nhận sự tồn tại của những linh hồn trẻ này là phần tất yếu của sự tồn tại. Từ những gì học được, có những điều sau mà bạn (những linh hồn già nua) cần nhớ để có thể áp dụng vào cuộc sống của mình – để có thể chấp nhận và dung hòa sự tồn tại của những linh hồn trẻ xung quanh mình:

2. “Những linh hồn trẻ không hẳn là luôn trống rỗng hay lúc nào cũng “đói khát” mọi thứ như cách họ thể hiện (nông cạn, ngắn hạn và hời hợt). Họ vẫn có những suy nghĩ, cảm xúc và những ham muốn ẩn giấu, thứ mà họ không nhất thiết phải bày tỏ với cả thế giới. Những thứ này có thể không mang tầm vĩ mô hay sâu sắc như những linh hồn đã cũ, nhưng cũng có nhiều điều sâu sắc vẫn có thể hình thành bên trong họ, một cách chậm rãi, từ từ – cho dù sự thể hiện của họ có thể vẫn chưa phù hợp được với những sự sâu sắc đó. Những điều này đôi khi họ cố tình phải che giấu đi vì sợ sự phán xét của xã hội, cảm thấy không an toàn, hoặc chịu ảnh hưởng của những tổn thương trong quá khứ khiến họ không muốn liều lĩnh hay cởi mở.

3. Những linh hồn trẻ có thể dạy cho chúng ta – những linh hồn già nua rất nhiều bài học. Những linh hồn đã già không phải tất cả đều khôn ngoan hay hiều biết, chúng ta vẫn còn vô số những thứ cần học hỏi ở đây, ví như: Sống trong hiện tại (thay vì hoài niệm quá khứ hoặc nghĩ về tương lai), hành động (thay vì cứ suy nghĩ một cách thái quá), học cách yêu quý những điều tốt đẹp trong cuộc sống (trân trọng mọi khoảnh khắc và mọi điều có thể đem đến cho ta niềm vui dù là nhỏ nhất). Những linh hồn trẻ nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng phải theo nguyên tắc hay phải quá nghiêm khắc, chúng ta vẫn có thể là một linh hồn già cỗi – nhưng chạm đến cuộc sống bằng một thái độ trẻ trung, vui tươi.

Mặc dù chúng ta không thể có chung một bước sóng với những linh hồn trẻ để chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn của chúng ta – tuy thế, một thực tế rằng những linh hồn trẻ cũng có những gánh nặng nhất định họ phải chịu đựng trong các trải nghiệm của họ về niềm vui, nỗi buồn và sự đau đớn – cho dù những điều này không ở mức độ sâu sắc như đối với những tâm hồn già nua, tuy nhiên không kém phần quan trọng hay vô giá trị. Rất nhiều trường hợp, phần tổn thương của những linh hồn trẻ không được diễn đạt một cách lành mạnh và họ bị đẩy đưa tới những dạng thức hành vi tiêu cực như “nghiện ma túy, rượu, thức ăn” hoặc tới những tình huống khiến cho những tổn thương cua rhọ trở nên sâu sắc, trầm trọng hơn.

Chúng ta (những linh hồn già nua) không tốt hơn họ – quan điểm về tính ưu việt chỉ tạo ra sự bất bình đẳng. Người này tốt hơn người khác? Tại sao lại như vậy?

Mặc dù những linh hồn già nua có những suy nghĩ, mục đích và kĩ năng phức tạp hơn họ trong cuộc sống – tuy nhiên những điều này không khiến chúng ta quan trong, có giá trị hay cần thiết hơn họ. Chúng ta đều biết điều này, nhưng một vài trong số chúng ta vẫn có thể trở nên “thiển cận và mù quáng” bởi những thất vọng – mệt mỏi – bất mãn trong thế giới với quá nhiều những linh hồn trẻ xung quanh, điều này khiến chúng ta phủ nhận đi khả năng thấu hiểu và thừa nhận sự tồn tại của những linh hồn trẻ – là yếu tố tất yếu trong quy luât sống chung.

Chúng ta – theo cách nào đó có thể giúp cho thế giới xung quanh mình trở nên tốt đẹp hơn nhưng chắc chắn rằng chúng ta không đủ sức để tao ra một sự thay đổi mang tính toàn cầu một cách kì diệu hay vĩnh viễn. Mọi người phải “nhận thức được” và “tự nguyện” thay đổi bản thân họ, và điều này là một quá trình diễn ra rất chậm chạp – “một sự tiến hóa, một cuộc cách mạng ý thức chậm chạp”. Chúng ta không thể can thiệp hay đẩy nhanh quá trình này, chúng ta cần phải kiên nhẫn và chấp nhận thực tế này, đồng thời ghi nhớ những điều ở trên.

Những linh hồn trẻ có thể là những người thầy tuyệt vời của chúng ta – nếu ta cho họ cơ hội để làm thế.

Tác giả Aletheia Luna / Diễn dịch: Ayako

Nguồn: innermostselves

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: