9/11/20

Tìm hiểu về thôi miên để kết nối lại cơ thể, chữa lành tâm hồn

Khái niệm thôi miên gợi lên trong đầu mỗi người những ý tưởng khác nhau, từ “khoanh tay đứng nhìn, hoài nghi không tin” đến “ngạc nhiên, choáng váng, kinh ngạc”. 

Tìm hiểu về thôi miên để kết nối lại cơ thể, chữa lành tâm hồn

Không thể phủ nhận sự huyền bí xung quanh thuật thôi miên. Vì vậy, có thể hiểu được khi được yêu cầu hãy tưởng tượng thế giới mà mọi người đều biết bí mật của thuật thôi miên, một vài người đã tưởng tượng phần tiếp theo của Orwell về một xã hội loạn lạc, được kiểm soát bởi tâm trí.

May mắn thay, khi bạn hiểu đầy đủ về thôi miên, bạn biết rằng ý tưởng đó không thực tế chút nào. 

Chúng tôi có một ý tưởng hay hơn nhiều…… Tại sao chúng ta không chúng ta sử dụng sức mạnh tuyệt vời của liệu pháp thôi miên để tạo ra một địa đàng trần gian (Utopia)?

Bởi vì, đằng sau bức màn ‘phù thủy’, sự huyền bí đó - có một mục đích thuyết phục cho liệu pháp thôi miên đó là để chữa lành tâm trí, cơ thể và cuối cùng là thế giới của chúng ta.

THÔI MIÊN CÓ THẬT KHÔNG?


Thôi miên có thật, nhưng nó không phải là thứ ma thuật điều khiển tâm trí một cách không tự nguyện, mà nhiều người trong chúng ta đã gán cho là như vậy. 

Trên thực tế, thuật thôi miên đã được sử dụng trên khắp thế giới trong ít nhất 4.000 năm như một công cụ để chữa bệnh, nhưng chỉ trong những năm gần đây, khoa học mới bắt đầu khai quật bí ẩn của liệu pháp thôi miên này. Những phát hiện của họ có ý nghĩa to lớn về khả năng biến đổi suy nghĩ và niềm tin, hành động và thói quen, nhận thức và thực tế… của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

Khoa học đã chứng mình rằng thôi miên là hoàn toàn có thật. Và nếu bạn nghĩ rằng bạn chưa bao giờ trải qua thôi miên, hãy nghĩ lại.

THÔI MIÊN LÀ GÌ?


Nói một cách đơn giản, thôi miên là trạng thái ý thức như hôn mê giữa lúc thức và ngủ. Chúng ta đi vào trạng thái này ít nhất hai lần một ngày - trước khi ngủ sâu và trước khi thức dậy.

Các trạng thái thôi miên này khác nhau về cường độ.Chúng ta trải nghiệm trạng thái thôi miên ở mức độ nhẹ hơn trongngày khi lái xe ô tô hay ở mức độ mạnh hơn khi lạc vào thế giới của một cuốn sách hoặc mơ mộng. 

Các đặc điểm của thôi miên:
+ Làm tăng khả năng gợi ý. Trở nên cởi mở hơn và dễ tiếp thu các ý tưởng.
+ Nâng cao trí tưởng tượng. Tạo hình ảnh sống động, đôi khi giống như hình ảnh trong mơ ở tâm trí của chúng ta.
+ Nhận thức mà không cần suy nghĩ. Làm yên các quá trình ý thức tạo ra suy nghĩ, đồng thời tăng cường nhận thức về cảm xúc.

3 đặc điểm này làm cho thôi miên trở thành một công cụ duy nhất và hiệu quả để tạo sự chuyển đổi cho cá nhân. Nhưng trước khi đi sâu hơn vào cách thôi miên có thể được sử dụng để chữa bệnh, hãy cùng tìm hiểu khoa học.

GIẢI THÍCH KHOA HỌC VỀ CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA THÔI MIÊN


Sự lý giải khoa học cho liệu pháp thôi miên được dựa trên lĩnh vực khoa học thần kinh, Các nhà khoa học thần kinh sử dụng kỹ thuật hình ảnh não để tạo ra “bản đồ” của não và cách thức hoạt động của nó.
EEG (điện não đồ) - Được sử dụng để đo các sóng não có liên quan trực tiếp đến trạng thái ý thức.

fMRI (chụp cộng hưởng từ chức năng) và quang phổ - Tạo hình ảnh về chức năng của não bằng cách đo lưu lượng máu và oxy.

Với những công cụ này, các nhà khoa học đã quan sát thấy một số đặc điểm xác định của não trong trạng thái thôi miên:

1. Não hoạt động khác nhau trong thôi miên. 
+ Sự gia tăng sóng não Theta liên quan đến hoạt động tiềm thức
+ Bán cầu não trở lên năng động hơn, gắn liền với sự sáng tạo, 
+ Gia tăng sự phát triển của tế bào thần kinh (chất xám), khi thực hiện nhiều lần. 

2. Chức năng hoạt động của não này có thể được sử dụng làm thuốc
+ Để điều trị các bệnh tâm thần như lo lắng, trầm cảm, ám ảnh, v.v.
+ Để điều trị các bệnh về thể chất như béo phì, vô sinh, đau đớn, v.v.
+ Là liệu pháp chức năng để thúc đẩy sự phát triển cá nhân

CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA LIỆU PHÁP THÔI MIÊN


Phần lớn các vấn đề đang tàn phá thế giới ngày nay nảy sinh bởi vì chúng ta có những vết thương tình cảm sâu sắc mà chưa được chữa lành. 

Cho đến khi chúng ta khoảng 9 tuổi, chúng ta tải thông tin về thế giới xung quanh với tốc độ cực nhanh. Niềm tin và thói quen trong tiềm thức của chúng ta thường được hình thành trong thời gian này - trước khi chúng ta phát triển tư duy lý trí (có được khi não của chúng ta hình thành vỏ não trước).

Ví dụ, khi chúng ta còn trẻ, ai đó có thể nói với chúng ta, "bạn thật xấu xí." Vào lúc đó, tâm trí của chúng ta không thể lý giải được rằng có lẽ ai đang nói điều này với chúng ta đang có một ngày tồi tệ hoặc đang phải chịu đựng những vết thương tình cảm của chính họ. Thay vào đó, những bộ óc trẻ trung, ngây thơ của chúng ta nghĩ rằng, "ồ, tôi thật xấu xí." 

Điều này cũng đúng đối với các khẳng định tích cực hơn như “Bạn xinh đẹp” hay bất kỳ lời khẳng định tích cực nào khác. 

Khi một số sự kiện xảy ra trong thời thơ ấu của chúng ta, chúng ta ngay lập tức gán ý nghĩa cho chúng. Chính ý nghĩa được ấn định đó đã tạo ra niềm tin trong tiềm thức của chúng ta.

Ví dụ: giả sử một ngày nọ, bố mẹ bạn đến trường muộn đón bạn.

Có lẽ trời đang mưa và bạn đói. Trong tâm trí 9 tuổi của bạn, bạn đã bị bỏ rơi và bỏ mặc một mình; điều này có nghĩa là cha mẹ bạn không yêu bạn. Trong thực tế, cha mẹ của bạn đang gặp phải một cuộc khủng hoảng mà bạn không thể hiểu được. Có lẽ họ đang chạy quá tốc độ trái phép khi băng qua đường giao thông, bấm còi điên cuồng và khóc lóc khi tiến về phía bạn. Nếu không có óc suy luận, lý trí, chúng ta gán ý nghĩa cho những sự kiện có lẽ hoàn toàn sai sự thật.

Theo nhà trị liệu thôi miên hàng đầu, Marisa Peer, những niềm tin sai lầm mà chúng ta đã mang từ thời thơ ấu có thể biến thành một niềm tin sai lầm phổ biến chi phối hầu hết cuộc sống của chúng ta:

“Tôi không đủ”

Niềm tin tiềm thức sai lầm này sau đó sẽ chi phối cảm xúc, phản ứng, hành vi, thói quen và việc ra quyết định của chúng ta.

… Bạn có thực sự muốn một đứa trẻ 9 tuổi đưa ra mọi quyết định cho bạn không?

Có lẽ là không.

Và đây là lúc liệu pháp thôi miên xuất hiện. Không gì chữa lành những vết thương cảm xúc đã ăn sâu này nhanh hơn phương pháp trị liệu thôi miên.

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng, trong trạng thái thôi miên, chúng ta có thể truy cập vào những vùng tiềm thức này của tâm trí mình và giao tiếp trực tiếp với chúng - mà không cần suy nghĩ thông thường của chúng ta. Trong khi thôi miên, một nhà thôi miên hướng dẫn bệnh nhân của họ trở lại những sự kiện đỉnh cao trong thời thơ ấu của họ. Sau khi các ký ức về sự kiện được truy cập, bệnh nhân có thể gán lại ý nghĩa cho chúng.

Chẳng hạn, có lẽ một bệnh nhân đã trải qua sự kiện không được đón từ trường này. Trong một buổi trị liệu thôi miên, nhà thôi miên sẽ thôi miên bệnh nhân và nhẹ nhàng hướng dẫn họ trở lại ngày hôm đó. Với tiềm thức của họ hoàn toàn trong thời điểm này, trí nhớ của họ vẫn rõ ràng như thể nó đang xảy ra lần đầu tiên. 

Bệnh nhân trở lại thời điểm 9 tuổi, đứng ngoài trời mưa, chờ bố mẹ đến đón. Sau đó bệnh nhân sẽ có thể đánh giá được cảm giác của họ tại thời điểm đó. 

“Tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Tôi cảm thấy như mình không được yêu, như thể mình không đủ”

Khi bệnh nhân còn là một đứa trẻ, những niềm tin bị bỏ rơi, không được yêu thương và không đủ này đã được đưa vào tiềm thức của họ.

Sau khi ghi nhận những cảm xúc trong quá khứ, nhà thôi miên sẽ hướng dẫn bệnh nhân gán ý nghĩa mới cho thời điểm này. Bệnh nhân sẽ có thể hồi tưởng lại khoảnh khắc này với sự hiểu biết rằng mẹ của họ đang bị khủng hoảng, lo lắng và làm bất cứ điều gì có thể để đón họ từ trường - vì bà rất yêu thương họ.
Sau đó, bệnh nhân sẽ có thể sống lại khoảnh khắc với một sự hiểu biết mới; rằng họ được yêu, rằng họ đủ.

Trong các buổi trị liệu thôi miên của Marisa Peer, cô ấy đã cho bệnh nhân của mình đọc lại câu:
“Tôi không… (bị bỏ rơi) bởi vì… (mẹ tôi rất yêu tôi).”

Đây là công cụ thể kết nối lại não và chữa lành tâm 

Người dịch: Hau Hoang

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: