2/12/20

Hỏa táng không đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ vì những điều này

Thực tế là khi hiểu rõ những điều bạn chưa biết về hỏa táng bạn sẽ có cái nhìn chân thực hơn về vấn đề này trong cuộc sống hiện đại và biết rằng đó là hình thức mai táng văn minh, giúp bảo vệ môi trường.

Hỏa táng hay còn được gọi là hỏa thiêu là hình thức an táng người chết bằng cách đốt cháy và thu lại tro của người chết, sau đó tro được đựng trong hũ, bình cốt. Thế nhưng không phải ai cũng chấp nhận hình thức này vì họ muốn được chôn cất theo truyền thống hoặc họ có những nỗi lo sợ như sợ mình bị nóng khi hỏa thiêu.

Những nỗi lo đó là vô căn cứ và hiện nay các cơ quan, đoàn thể đang tích cực vận động người dân chuyển sang hình thức hỏa táng như một hình thức mai táng văn minh, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm đất đai.

Hỏa táng không đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ vì những điều này

Hỏa táng có từ lâu đời


Ít ai biết rằng hỏa táng đã có ở nước ta từ thời Hùng Vương qua những kết quả khai quận khảo cổ học năm 1962 cho thấy những chiếc thạp đồng, trống đồng được chôn ở độ sâu khoảng 2-3m trong lòng đất có chứa tro than bên trong và một số đồ trang sức như viên hạt chuỗi đá, vòng đồng, vòng đá, xương và răng người cháy dở,… 

Đối với dân tộc Việt (người Kinh) thì thời gian xuất hiện sớm nhất của hỏa táng không quá niên đại du nhập của đạo Phật, tức khoảng đầu Công nguyên.

Nhưng với người Việt cổ, mà cụ thể là người Thái, thì dấu vết của tục hỏa táng đã xuất hiện từ trước khi Phật giáo du nhập, với tàn dư của tục hỏa táng có thể tìm thấy trong dân tộc Thái ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An và Lai Châu; và tục hỏa táng còn khá thịnh hành ở người Thái đen.

Quá trình hỏa táng


Toàn bộ quá trình hỏa táng mất từ 1 đến 3 giờ bao gồm 90 phút tới 120 phút sau đó là quá trình sàng lọc để tạo ra tro cốt có màu trắng nhạt.

Hòm hỏa táng được đặt vào trong buồng hỏa táng, trước khi đưa vào, buồng thiêu đã được làm nóng đến một nhiệt độ nhất định, cánh cửa buồng khép kín hoàn toàn giúp cho nhiệt độ không lan ra bên ngoài. Nhiệt độ bên trong buồng thiêu từ 760℃ - 1000℃.

Thi thể người chết sẽ được đặt vào loại quan tài riêng biệt dùng để hỏa thiêu. Loại hòm này bao gồm những vật liệu dễ bắt lửa, dễ cháy, nhiều loại hòm không chứa bất kỳ vật dụng kim loại nào để quy trình thiêu diễn ra dễ dàng.

Nhiều gia đình chọn cách hỏa thiêu để an táng cho thân nhân khi qua đời, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, vậy hỏa táng hay không theo quan điểm của Phật

Sau khi đốt không chỉ có mỗi xương


Nhiều người có máy trợ tim hay kích thích tủy sống, các loại kim loại được cấy vào trong cơ thể và các thiết bị này phải được loại bỏ trước khi đưa vào phòng hỏa táng. Vì nếu không, chúng có thể sẽ phát nổ và làm hỏng lò hỏa táng.

Sau khi quá trình thiêu đốt kết thúc, các mảnh xương còn lại được gọi là tàn dư hỏa táng được thu gom từ buồng hỏa táng rồi được đặt vào lò đốt phụ, tiếp tục đốt để tàn dư tan rã hoàn toàn. Nếu như không có lò đốt phụ, tàn dư hỏa táng được đặt vào một bộ vi xử lý để nghiền nát, chúng thường được gọi là tro và được đặt vào trong bình đựng tro cốt.

Tàn dư ngoài xương còn có các thiết bị cấy ghép nha khoa chẳng hạn như răng mạ vàng, ốc vít trong chân răng, răng giả, các vật như miếng đệm hoặc vụn gỗ từ quan tài bị đốt cháy, kể cả đinh vít, ốc, bản lề.... Để loại bỏ phải dùng một thiết bị nam châm cực mạnh để hút hết chúng ra ngoài. 

Hỏa táng không đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ vì những điều này

Hũ tro cốt


Những điều bạn chưa biết về hỏa táng bao gồm cả một số việc bạn có nên chuẩn bị trước hũ tro để đem đến lò thiêu hay không, nếu không có, nhân viên tại nhà hỏa táng sẽ đựng cốt vào trong một chiếc hộp để trả lại cho gia đình người chết.

Kích thước bình đựng tro chỉ nên vừa phải, bình là loại không vỡ khi bị rơi, được niêm phong một cách cẩn thận. 

Người Nhật 99% hỏa táng


Những điều bạn chưa biết về hỏa táng khiến việc này trở thành rào cản của người Việt Nam trong việc tiến hành việc hỏa táng. Nhưng riêng tại Nhật Bản, việc hoả táng là bắt buộc đối với người dân nên 99% dân số đều sử dụng hình thức này khi qua đời. Việc hoả táng ngày càng được đánh giá là vệ sinh, văn minh và phù hợp với tình hình tài nguyên đất đai ngày càng cạn kiệt.

Đáng chú ý, ở Nhật Bản do bị ảnh hưởng của phật giáo nên rất coi trọng "di cốt" nên thường hỏa thiêu ở nhiệt độ thấp để giữ nguyên được cốt, hoả táng xong sắp xếp lại nguyên bộ xương sau đó cho vào tiểu, phần sọ của người đã chết được xếp ở trên cùng.

Ấn Độ hỏa táng bên sông Hằng


Hỏa táng không đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ vì những điều này

Theo khía cạnh tâm linh, ở Ấn Độ, những đám hỏa táng theo tôn giáo diễn ra hàng ngày với tần suất và số lượng khá lớn ở sông Hằng, Varanasi. Nơi đây, thiêu xác chết rồi thả trôi xuống dòng sông là một nghi lễ truyền thống thiêng liêng của người theo đạo Hindu.

Trong nhiều thế kỉ, Manikarnika và Harishchandra là hai bên sông chủ yếu dùng để tiến hành nghi thức hỏa thiêu. Họ xem cái chết chính là sự giải thoát khỏi một cuộc sống khổ ải, phụ nữ không tham dự vì họ dễ khóc trong khi đây lại được xem là dịp đáng mừng. Trong lúc diễn ra cuộc hỏa thiêu, các thầy tu sẽ thắp nến, cầu nguyện cho người chết tới khi cái xác chỉ còn lại đống tro tàn.

Trước khi vào giàn thiêu, cơ thể người quá cố được “tắm” qua nước sông Hằng, chà xát với bơ làm từ sữa trâu theo tín ngưỡng tôn giáo. Lễ thiêu xác bắt đầu với công việc bọc xác trong tấm vải màu vàng (hay bạc) cùng với các vật dụng đặc trưng của tín đồ Hindu giáo. Tùy theo xuất thân và hoàn cảnh gia đình của người mất, gỗ trầm và đàn hương sẽ là sự lựa chọn tương ứng cho phù hợp.

Nếu người mất là con trai thì sẽ được đặt nằm ngửa mặt, phụ nữ sẽ hỏa táng úp mặt. Người châm lửa thường là trưởng nam trong gia đình, dưới sự giám sát của các Dom. Trung bình thời gian thiêu xác là khoảng hơn ba tiếng đồng hồ.

Đạo Hindu cho rằng, nếu hộp sọ của người mất nổ thì người chết được lên thiên đàng, gia đình họ sẽ gặp may mắn. Còn nếu không thì người đại diện đưa tang sẽ đập vỡ hộp sọ sau khi lửa tắt. Sau khi hỏa táng, tro tàn còn lại sẽ được rải xuống sông Hằng ngay cả khi chúng chưa thực sự cháy hết, người ta cũng thả xuống sông xương cốt và các bộ phận còn sót lại.

Minh Anh (Tổng hợp)

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: