29/12/20

Lăng mạ người khác bao nhiêu nghiệp nhận lại bấy nhiêu

Lăng mạ người khác bao nhiêu nghiệp nhận lại bấy nhiêu

Bất luận phát sinh việc gì không vui hay phải nghe những lời lăng mạ đều phải học cách coi đó như gió thoảng mây bay. Có như vậy thì mới buông bỏ được tạp niệm, tránh xa điều khiến ta phiền não.

Những lời nói quan tâm, an ủi có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi tâm trạng buồn bã. Lời nói nhã nhặn, khuyên răn kịp thời có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương, từ đó dần làm thay đổi những hành vi, việc làm bất thiện. Ngược lại, những lời nói ác khẩu, sỉ nhục, lăng mạ có thể đẩy con người vào vực thẳm tội lỗi, khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời.

Theo luật nhân quả của Phật giáo, một việc làm, một câu nói, một ý niệm suy nghĩ, dù là thiện hay bất thiện đều dẫn đến một kết quả nhất định. Bởi vậy, người xưa mới nói rằng “Phàm làm việc gì, đều cần suy nghĩ đến hậu quả của nó”, hay “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Những người thường dùng lời lẽ thâm độc để mắng nhiếc, làm nhục người khác, trong cuộc sống hàng ngày, trước hết chính bản thân người ấy đã thể hiện bản chất thiếu đạo đức, thiếu văn minh trong lời nói. 

Từ đó làm hạ thấp uy tín của bản thân, khiến người xung quanh dần xa lánh họ. Không chỉ bản thân người nói ra lời ác khẩu bị nhận nghiệp báo, mà người thân của họ ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng. Nếu là bậc cha mẹ buông lời sỉ nhục con cái, những đứa trẻ đó sẽ tiếp nhận và mang theo mặc cảm trong quá trình trưởng thành, dẫn đến những hành vi bất thiện về sau.

Nhất là, trong xã hội hiện nay, không ít bạn trẻ thường dùng những lời lẽ ác ngữ, thô tục xúc phạm đến người khác khi sử dụng mạng xã hội. Có thể họ cho rằng những lời nói đó không nhắm vào đối tượng nào cụ thể, không chỉ trực tiếp vào một ai thì sẽ không nguy hại. 

Nhưng thực tế rất nguy hiểm, không chỉ viết những lời ác ngữ mà chỉ cần những cú nhấp chuột tán thành hay chia sẻ đều là hành vi ủng hộ những lời ác ngữ đó. Dần dà, không có ai kiểm soát, không tự nhận thức, không ai khuyên dạy, lâu ngày sẽ trở thành thói quen. Mà Phật giáo gọi điều này là nghiệp, mà đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Vì thế, một lời ác khẩu, sỉ nhục, mắng chửi đều có thể đưa đến hậu quả khó lường.

Lời Phật dạy về lời sỉ nhục đã chỉ ra rằng, thà chịu sự lăng mạ, hãm hại, hủy báng của người khác nhưng tâm không hề sinh ra ý nghĩa trả thì thì mới tránh được nghiệp báo và có thể siêu vượt tam giới. Nếu như oán đời trách người, sinh ra cái tâm ôm hận thù thì vẫn phải luân hồi trong bể khổ, đời đời kiếp kiếp báo thù phục oán lẫn nhau không biết đến bao giờ mới dứt. Nếu cứ ôm mãi nỗi hận thù như vậy thì làm sao được hưởng ngày tháng tốt đẹp, an yên nữa?

Lăng mạ người khác bao nhiêu nghiệp nhận lại bấy nhiêu
Bất luận phát sinh việc gì không vui hay phải nghe những lời lăng mạ đều phải học cách coi đó như gió thoảng mây bay. Có như vậy thì mới buông bỏ được tạp niệm. Ảnh: Internet

Người biết lắng nghe lời Phật dạy về lời sỉ nhục là người hiểu được đạo lý. Bất luận phát sinh việc gì không vui hay phải nghe những lời lăng mạ đều phải học cách coi đó như gió thoảng mây bay. Có như vậy thì mới buông bỏ được tạp niệm, tránh xa điều khiến ta phiền não. Nhưng để làm được điều đó thì quả thực nói dễ hơn làm. 

Bởi không phải ai cũng giữ được sự bình tĩnh và trí huệ cao siêu không dễ bị xáo trộn trước những lời nhục mạ mình giống như Đức Phật trong câu chuyện ở trên. Chỉ cần nhớ rằng, nếu chúng ta giữ được sự tĩnh tâm, ta sẽ nhận thức được rằng việc “ăn miếng trả miếng” và chửi rủa ngược lại không phải là hành động khôn ngoan của bậc đại trí giả. Nếu một người đối mặt với sự sỉ nhục bằng một nụ cười duyên dáng và đáp trả chúng bằng những lời nói êm đềm, họ sẽ là người khôn ngoan.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: