28/12/20

Tôi phải thay đổi gì khi cuộc đời thật sự tồi tệ, khốn cùng?

Chúng tôi nhận được một câu hỏi như sau:

Tôi cảm thấy cuộc sống của tôi như một chuỗi liên hoàn từ bi kịch này tới bi kịch khác và tôi không biết phải làm gì hay nghĩ sao về nó nữa. Cha tôi chết vì bị bệnh gan do nghiện rượu, mẹ tôi là một mớ hỗn động với những buồn phiền, người bạn đời chung sống với tôi trong 7 năm cũng bỏ tôi và tôi bị mắc kẹt trong công việc mà tôi ghét. Tôi vô cùng căng thẳng và nó chưa bao giờ là thứ tôi vẽ cho cuộc sống của mình. Tôi phải vật lộn với chứng mất ngủ và lo lắng mỗi ngày. Cuộc sống của tôi rất tệ. Tôi phải làm gì khi tôi cứ liên tục nói với chính mình rằng cuộc đời của tôi thật tệ. Xin hãy giúp tôi.

Tôi phải thay đổi gì khi cuộc đời thật sự tồi tệ, khốn cùng?

Nếu bạn đang đọc bài viết này, bạn có thể đang rơi vào tình trạng tương tự. Xét cho cùng, gần như tất cả chúng ta đều phải trải qua bi kịch, đau buồn, hỗn loạn, sự căng thẳng và phản bội – đôi khi thậm chí tất cả đều xảy ra một lúc.

Chúng ta luôn rơi vào hoàn cảnh bị động trước cuộc sống, và khi mọi chuyện xảy ra, chúng ta cảm thấy như thể mói thứ đang tan chảy trước mắt mình. Bạn có thể làm gì để đối mặt với cơn đau dữ dội như vậy? Bạn có thể làm gì khi cảm thấy bất lực trước tất cả mọi điều?

Làm gì khi cuộc sống trở nên tệ hại


Ở mức độ tinh thần, hầu hết chúng ta đều bước vào cuộc sống này như những đứa trẻ và chúng ta duy trì cái tinh thần trẻ thơ đó tới tận giai đoạn trưởng thành và già yếu. Với những tâm hồn trẻ thơ đó, chúng ta ngây thơ tin rằng “chúng ta có thể kiểm soát cuộc sống, chúng ta có thể ngăn chặn những điều xấu xảy ra với mình bằng cách thờ phụng Chúa, nghe theo những lời mê tín dị đoan, ăn uống hợp lý, kết hôn với đúng người, sống ở một khu phố văn hóa, có được công việc phù hợp... 

Chúng ta xây dựng nên những pháo đài bằng con người, những thói quen và tài sản – những thứ khiến chúng ta cảm thấy mình đang nắm quyền kiểm soát, đơn giản vì chúng ta đã tìm kiếm và xây dựng nên chúng. Bởi thế, đó sẽ trở thành một cú shock khủng khiếp với chúng ta khi tất cả những con người, những thói quen, tài sản hay những quyết định đúng này dần dần/hoặc bất chợt biến mất khỏi chúng ta, bỏ lại chúng ta chỉ còn là những hoang mạc.

Những bước tường ảo ảnh về sự an toàn trong cuộc sống của chúng ta được tạo ra bởi đứa trẻ bên trong nhằm tạo ra một cái tử cung thứ hai. Không có gì sai trong việc hình thành một cái “tử cung” để an ủi cuộc sống của chính mình, nhưng những vấn đề này sinh khi chúng ta gắn bó quá mật thiết với nó, muốn chúng luôn ở bên ta và mong đợi chúng sẽ bảo vệ ta khỏi thế giới. 

Nhưng “người trưởng thành” bên trong (inner adult) lại nhận ra một điều trái ngược, rằng để được tự do, chúng ta phải chấp nhận sự không tránh khỏi của những điều không thể dự đoán trước. Chúng ta phải sống cuộc sống của chúng ta như những linh hồn tự do, tìm kiếm ngôi nhà trong mình trước hết.

Nếu hai đoạn văn trên có vẻ vô ích với bạn, cũng không sao. Khi tôi trải qua những chấn thương của mình, tôi cũng đã dán mắt vào màn hình và đẩy chuột một cách thiếu kiên nhẫn qua hết bài bào này tới bài báo khác nhằm tìm ra một cách giải quyết nhanh chóng cho vấn đề của mình. Trong thực tế, có rất nhiều giải pháp ngắn hạn giúp giảm bớt nỗi đau của chúng ta, tuy nhiên, cách duy nhất bạn có thể tìm thấy bình ăn giữa bão tố cuộc sống đó là xây dựng một nơi an toàn bên trong bạn. Đó là một viễn cảnh dài hạn.

Bạn có thể cảm thấy rằng cuộc sống của bạn là một sự thất bại – hãy cứ để nó cảm thấy điều nó muốn. Hầu như mọi người đều có cảm giác đó trước đây. Khi tôi cảm thấy mình là một kẻ thất bại, và thấy cuộc đời mình thật tồi tệ, cũng là lúc tôi lắng nghe được một số lời khuyên mạnh mẽ như sau:
Khi cuộc sống muốn lấy đi một điều gì đó từ bạn – hãy để nó lấy đi.

Tất nhiên, bạn có thể níu giữ nó trong khoảng thời gian lâu nhất có thể, chiến đấu, đấm đá hay la hét. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, những đau khổ của bạn sẽ ít đi và mọi người xung quanh cũng sẽ không phải chịu đựng quá nhiều – khi bạn chấp nhận đầu hàng. Như một bài viết chúng tôi đã từng chia sẻ “đầu hàng không phải mặc kệ hay yếu đuối”, trong thực tế, cần nhiều sức mạnh và quyết tâm để đầu hàng hơn là chống lại. Đầu hàng là chấp nhận, là làm hòa với thời điểm hoặc tình huống mà cuộc sống ném vào bạn. Bởi, bạn có thể làm gì? Cuộc sống luôn chiếm ưu thế. Bạn không thể “láu cá” hay “khôn lỏi” hơn cuộc sống được – cho dù bạn cố gắng đến mấy. Điều này sẽ mang tôi đến điểm tiếp theo…

Tự hỏi rằng “Bài học tôi đang được dạy là gì?”


Khi bạn dừng việc nhận thức rằng “Sự bất hạnh không phải là một cơ hội để tự thương hại chính mình và bắt đầu coi chúng như một cơ hội để phát triển” – toàn bộ cuộc đời bạn sẽ thay đổi. Đó sẽ không còn bạn một kẻ yếu đuối hoặc “đóng vai nạn nhân” nữa mà thay vào đó, bạn trở nên mạnh mẽ và đầy hi vọng. Khi bạn bắt đầu tự hỏi “Bài học tôi đang được dạy là gì?” thì trong bất cứ tình huống căng thẳng hay bất cứ gánh nặng nào cũng sẽ trở thành cơ hội để bạn được trao quyền cho chính mình và để bản thân học hỏi từ tình huống hiện tại. Điều này – tất nhiên là không dễ dàng. Bản thân tôi đã mất 2 thập kỉ để cuối cùng có thể khiến bản thân mình nhìn mọi thứ theo một cách khác.
Dừng việc đổ lỗi cho người khác

Khi chúng ta đau đớn, chúng ta ngay lập tức tìm kiếm “người để đổ lỗi”, chúng ta có thể đổ lỗi cho cha mẹ, người yêu, con cái, đồng nghiệp, cấp trên, bạn bè, xã hôi hay bất cứ ai/bất cứ thứ gì ta cảm thấy phù hợp. Sự thật là – không ai trong số những người này, cho dù họ đã “đóng góp” phần nào đó trong cuộc đời chúng ta – thực sự có lỗi. Trong thực tế, “đổ lỗi” chính nó đã là một hành vi không lành mạnh. Cách tốt nhất là chấp nhận “phần của bạn” đã chơi trong sự bất hạnh của mình và tiếp tục đi tới. Chỉ vậy thôi.

Tự hỏi “Tôi có thể đi đâu từ điểm này?”


Chúng ta thường xuyên sa lầy trong những cảm xúc hỗn độn mà chúng ta cảm thấy và quên đi việc chúng ta cần phải có sự tiếp cận thực tế tới nỗi đau của chính mình. Để trở thành một con người cân bằng, chúng ta cần phải sử dụng cảm xúc và logic. Trong trường hợp này, nên suy nghĩ về những gì bạn có thể làm để khắc phục sự đau khổ của bạn.

Bạn có thể đi đâu từ điểm mình đang đứng? Bạn có thể thể làm gì để cảm thấy tốt hơn (dù hành động đó là lớn hay nhỏ)? Ví dụ, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm những công việc mới, thậm chí sẽ còn tuyệt vời hơn nếu bạn có thể mở công ty của riêng bạn. Bạn có thể đăng kí vào một nhóm hỗ trợ tại địa phương hoặc mua một gói hướng dẫn tự giúp đỡ bản thân. Bạn có thể chỉ cần một quyết định đơn giản đó là hít thở thật sâu và thư giãn trong khoảnh khắc hiện tại. Vấn đề đó là là việc bạn cần phải làm gì đó hơn là cứ mãi bị nung chảy trong cảm giác lo lắng, tội lỗi, hối hận hay buồn rầu.

Cuộc sống của bạn không có giới hạn. Những giới hạn chỉ là do tâm trí của bạn tạo ra


Điều này nghe có vẻ lộn xộn, nhưng nó là sự thật. Khi bạn nhận ra sự tồn tại của bạn vô hạn thế nào, cuộc sống của bạn sẽ có một quan điểm mới. Điều duy nhất ngăn cản bạn viết cuốn sách của riêng mình, ngắm nhìn mặt trời lặn mỗi ngày hoặc lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ tuyệt vời đó chính là những niềm tin hạn hẹp, lý tưởng, kỳ vọng và những giả định về những điều bạn có thể – hoặc không thể làm được.

Tạo ra một không gian an toàn – thứ không thể bị lấy đi


Như tôi đã từng nói, có một “sự chắc chắn duy nhất trong cuộc sống” đó chính là “sự không chắc chắn”. Bạn không biết được cuộc sống của mình sẽ thế nào trong 1 năm, thậm chí trong 1 tuần hay 1 ngày, thậm chí từng phút. Vậy, bạn có thể làm gì? Bạn có thể tạo ra một không gian an toàn trong chính mình. Bạn có thể học để trở nên ý thức hơn về những lời nói xui khiến bạn tự hủy hoại bản thân và thay thế nó với sự tử tế. 

Bạn có thể học để tha thứ cho những sai sót và sai lầm của mình và đánh giá đúng sự mạnh mẽ và những khả năng của bạn. Bạn có thể học để tôn trọng nhu câu và ước mơ của mình – có niềm tin vào khả năng của cá nhân để hoàn thành chúng. Bạn có thể học để tin tưởng vào sức mạnh của mình để vượt qua những giai đoạn khó khăn. Đó là tất cả những điều liên quan đến “sự yêu thương bản thân” mà chúng tôi thường nhắc đến.

Cuộc sống của bạn tệ hại, cuộc sống của tôi tệ hại, và cuộc sống của mọi người…đều như vậy.

Sẽ luôn luôn có những người có cuộc sống tốt hơn, và đồng thời là những cuộc sống tệ hơn bạn. Vấn đề là – bạn cần biết ơn những gì bạn đang có, ngay cả khi điều đó đòi hỏi bạn phải ép mình vào thói quen. Vâng, đây có lẽ là một dạng “lời khuyên sáo rỗng” nhất mà bạn từng được nghe, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì bạn vẫn nên thử, vì nó đáng.

Bạn có cảm thấy cuộc sống của bạn thật sự tồi tệ trong thời điểm hiện tại? Và nếu bạn đã sẵn sàng để thực sự “hành động” – hãy bắt đầu và chia sẻ những kinh nghiệm của bạn với chúng tôi.

Tác giả Aletheia Luna. Dịch bởi Ayako.
Nguồn: innermostselves

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: