22/2/21

45 lời Phật dạy về lời nói không biết dễ phạm lỗi khiến bản thân hối hận

Hãy cố gắng áp dụng càng sớm càng tốt lời Phật dạy về lời nói để loại trừ bớt vận rủi, gia tăng phúc báo cho cuộc sống của chúng ta.

45 lời Phật dạy về lời nói không biết dễ phạm lỗi khiến bản thân hối hận

Trong cuộc sống này, không phải ai cũng sẵn lòng làm việc gì tốt cho người khác nhưng lại rất dễ nói những lời khó nghe với những người xung quanh. Họ đã không biết rằng, chính những lời nói khó nghe đó khiến cuộc sống của mình gập ghềnh, nhiều trở ngại hơn.

Người có vận mệnh tốt thường ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói đều thể hiện là người có đạo đức, họ không dùng ngôn từ mạnh để chê bai. Lời nói của họ luôn chân thành, với tâm ý động viên, khích lệ người khác.

Chỉ người có trí mới biết ăn nói chừng mực và chính lời nói là biểu hiện rõ rệt nhất của một người có đức hay không, và như thế họ mới có thể giữ được phúc báo. Vì thế, đừng quên lắng nghe những lời Phật dạy về lời nói sau đây để tự răn lấy mình.

1. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

2. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

3. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.

4. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

5. Việc gấp, từ từ nói. 

6. Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh.

7. Việc chưa làm, đừng nói lung tung.

8. Đừng giải thích nhiều về một sự việc nào đó vì có thể càng giải thích thì vấn đề lại càng trở nên rắc rối hơn.

9. Nếu ta không thích người khác nói lời thô ác với mình, thì người khác cũng như thế. Vậy tại sao ta lại nhục mạ họ?

10. Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan.

11. Một con chó tốt không phải bởi vì nó sủa giỏi. Một người tốt không phải bởi vì anh ta nói hay.

12. Lời nói có sức mạnh vừa phá hủy, vừa hàn gắn. Khi lời nói vừa chân thành, vừa hòa ái, chúng có thể thay đổi cả thế giới.

13. DỄ là nói chẳng nghĩ suy
KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra.

DỄ làm đau đớn người ta
KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!

DỄ là biết được Vô thường
KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần,

DỄ là độ lượng bản thân
KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!

DỄ là vong phụ ân thâm
KHÓ, câu tình nghĩa ngàn năm dạ hoài.

14. Làm việc gì cũng cần phải để cho mình một đường lui. Người độ lượng rộng rãi có thể bao dung người khác. Không nên làm gì, nói gì cũng làm đến tận tuyệt, cùng cực.
15. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

16. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.

17. Hứa hẹn là một loại chấp niệm, cả đời đa tình, là phúc hay họa đều khiến đôi bên đau khổ.

18. Người khôn ngoan có tính kỷ luật về thân, khẩu, ý. Họ thực sự kiểm soát rất tốt những điều đó.

19. Con không là những gì con nói mà là những gì con làm. 

45 lời Phật dạy về lời nói không biết dễ phạm lỗi khiến bản thân hối hận
Lời Phật dạy về lời nói để giúp chúng ta tránh khẩu nghiệp

20. Đừng bao giờ nói nhiều về tính xấu của người khác vì những điều đó không ảnh hưởng đến kinh tế nhà bạn và vì bạn chưa chắc đã tốt hơn họ nhiều.

21. Đừng bình phẩm xấu về ai đó vì có thể người nào đó cũng đang nói về bạn.

22. Đừng bao giờ bình xét về gia cảnh của ai đó, vì sự giàu nghèo của họ không liên quan gì đến bạn.

23. Đừng bao giờ có lời nói làm tổn thương người khác vì luật nhân quả luôn tồn tại.

24. Đừng tùy tiện nổi giận với người khác, không phải họ đang nợ bạn mà có lẽ chính là bạn đang nợ họ, và giờ đến lúc bạn phải trả cái nợ đó.

25. Đừng bàn luận nhiều về cách hành xử của người khác, vì có thể họ chính là chiếc gương của bạn, nhờ tấm gương đó mà bạn nhận ra những thiếu sót của bản thân.

26. Việc của người khác, nên cẩn thận khi nói. 

27. Người khác nói về mình, hãy lắng nghe. Bạn nên lắng nghe quan điểm hoặc cảm nhận của người khác đối với mình, theo đó họ sẽ thấy ấn tượng về bạn, đồng thời việc này cũng biểu hiện rằng bạn là một con người thấu tình đạt lý.

28. Đánh giá bản chất: không biết rõ về bản chất người khác, không đánh giá hàm hồ; biết rõ về bản chất của người khác, không đánh giá xúc phạm.

29. Đánh giá đức hạnh: mỗi người có những phẩm chất riêng, là tốt hay xấu, cao quý hay thấp hèn hãy để tự mỗi người cảm nhận.

30. Đánh giá gia đình: gia đình với ai cũng thiêng liêng như nhau, tôn trọng gia đình người khác cũng như tôn trọng gia đình mình.

34. Đánh giá học vấn: kiến thức mênh mông như biển mà hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước, sao tự nhận mình là biết hết mà đánh giá người khác.

35. Đánh giá con người: nếu coi trọng, hãy kết thân; không coi trọng hãy làm người qua đường.

36. Nói chuyện phô trương: cái bản thân có, người khác không hưởng nhờ, cái bản thân có, không biết chừng người khác còn có cái tốt hơn.

37. Nói chuyện tổn thương: độc mồm độc miệng là cách nhanh nhất để gánh khẩu nghiệp, nhân quả đến rất đúng lúc. Không nói được lời tốt, hãy giữ mồm giữ miệng.

38. Nói chuyện nặng nề: nhân sinh nhiều muộn phiền, ai cũng muốn nhẹ nhõm, đừng khiến ai cảm thấy gánh nặng vì lời nói của mình. Không nói được lời hay, hãy lấy im lặng là vàng.

39. Hãy nói những lời chân thật để mọi người đừng hiểu lầm nhau

Hãy nói những lời hoà thuận để mọi người đừng hận thù nhau

Hãy nói những lời cởi mở để mọi người thông cảm cùng nhau

Hãy nói những lời hàn gắn để mọi người xích lại gần nhau

Hãy nói những lời xây dựng để mọi người vui sống bên nhau

Hãy nói những lời tha thứ để cuộc đời vơi bớt thương đau

Hãy nói những lời trong sáng để tình người đẹp mãi ngàn sau

40. Việc tổn thương người khác, đừng nói. 

41. Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình.

42. Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.

43. Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình.

44. Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.

45. Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.

Kathy (Tổng hợp)
Nguồn: Lichngaytot

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: