4/3/21

Khám phá Tây Du Ký -P2: Vì sao thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh?

Khám phá Tây Du Ký -P2: Vì sao thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh?
Sau khi xem kỹ lại một lượt tác phẩm Tây Du Ký, thấy rằng xuyên suốt tác phẩm Tây Du thầy trò Đường Tăng chỉ mắc ‘bệnh’ ba lần. (ntdtv.com)

Từ ba câu chuyện trên chúng ta có thể thấy: Hoá ra người tu luyện vốn dĩ không có bệnh. Một người khi đã bước chân vào con đường tu luyện chân chính thì từ một số phương diện nào đó đã vượt khỏi người thường rồi. Và ở đây, ‘bệnh' là một trong số đó.

Có lẽ khi xem Tây Du Ký không ít người có nghi vấn: Vì sao bao nhiêu năm đi thỉnh kinh thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh? Sau khi xem kỹ lại một lượt, thấy rằng xuyên suốt tác phẩm Tây Du thầy trò Đường Tăng chỉ mắc ‘bệnh’ ba lần. Một lần là Tôn Ngộ Không, một lần là Bát Giới và sau cùng là Đường Tăng. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem người tu luyện đối đãi với vấn đề này như thế nào?

Tại hồi thứ 21:

Hộ Pháp dựng nhà lưu Đại Thánh
Tu Di Linh Cát bắt yêu ma

Ngộ Không bị Hoàng Phong Quái thổi gió vàng Tam Muội Thần Phong khiến mắt bị mù, sau may mắn gặp được Hộ Pháp Già Lam hóa thành cụ già ra tay cứu chữa.

Ngộ Không và Bát Giới gặp Hộ Pháp Già Lam biến thành cụ già, hai huynh đệ họ xin tá túc nhờ một đêm rồi hỏi thăm trong vùng có ai bán thuốc đau mắt hay không?

Cụ già: Là vị nào đau mắt phải không?

Ngộ Không: Chẳng giấu gì cụ, chúng tôi là người xuất gia, xưa nay không bệnh tật, giờ không hiểu sao lại đau mắt. 

Khám phá Tây Du Ký -P2: Vì sao thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh?
Ngộ Không: Chẳng giấu gì cụ, chúng tôi là người xuất gia, xưa nay không bệnh tật, giờ không hiểu sao lại đau mắt. (Epoch Times)

Cụ già nói: Nếu không đau mắt thì hỏi thuốc làm gì?

Hành Giả thưa: Hôm nay, khi chúng tôi cứu sư phụ ở cửa động Hoàng Phong, không ngờ bị yêu quái thổi gió, làm mắt tôi cay sè đau đớn, nước mắt giàn giụa, nên tôi phải tìm thuốc.

Tại hồi 55:

Dâm tà bỡn cợt Đường Tam Tạng
Đứng đắn tu trì chẳng hoại thân

Bốn thầy trò Đường tăng gặp sông Mẫu Tử, Bát Giới uống phải nước sông nên bị đau bụng, Ngộ Không đi cầu cứu Mão Nhật tinh quan tới để hàng yêu, Sa Tăng nhìn thấy nói: “Nhị sư huynh dậy đi, đại sư huynh đã mời Tinh quan về kìa”.

Bát Giới môi vẫn sưng vều nói: “Xin tha tội, tha tội! Trong người có bệnh không làm lễ được”. Tinh quan nói: “Ngài là nhà tu hành còn có bệnh gì?”.

Bát Giới nói: “Sớm nay đánh nhau với nữ quái, bị nó đốt một phát vào môi, giờ vẫn còn buốt”.

Mão Nhật tinh quan cũng khẳng định là người tu luyện thì không có bệnh, chỉ có điều Bát Giới ngộ tính chưa đủ, tự nhận đó là bệnh. 
Khám phá Tây Du Ký -P2: Vì sao thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh?
Mão Nhật tinh quan cũng khẳng định là người tu luyện thì không có bệnh, chỉ có điều Bát Giới ngộ tính chưa đủ, tự nhận đó là bệnh. (Epoch Times)

Tại hồi 81:

Chùa Trấn Hải, Ngộ Không biết quái
Rừng Hắc Tùng, đồ đệ tìm thầy

Lần này là Đường Tăng gặp nạn. Hôm ấy Đường Tăng cảm thấy đầu nhức mắt hoa, mình mẩy đau nhừ. Ngộ Không hỏi sư phụ bị làm sao? Đường Tăng đáp: “Quãng nửa đêm ta dậy đi giải, không đội mũ chắc là bị cảm gió”, “Ngồi dậy không được", “Có thể thấy ‘bệnh' không nhẹ".

Đường Tăng liên tiếp bị ‘bệnh' ba ngày, tình trạng không những không đỡ mà còn có chiều hướng ngày càng nặng. Bản thân cảm giác như sắp chết, thậm chí còn sai Ngộ Không chuẩn bị giấy mực để viết ‘di thư'. Khi ấy Đường Tăng thật sự xem mình là đang mắc bệnh. Thử thách này Đường Tăng cũng không ngộ ra đây cũng là quan nạn mà cho rằng nó là bệnh của người thường.

Bát Giới thấy bệnh tình của sư phụ có vẻ không ổn liền đòi phân chia hành lý: “Chúng ta nên sớm bàn hạc, trước bán con ngựa sau bán hành lý rồi mua lấy cỗ áo quan chôn cất sư phụ, sau cùng ai nấy chia tay”.

Chỉ có Ngộ Không thần thông quảng đại, biết được căn nguyên Đường Tăng bị ‘bệnh’. Ngộ Không nói: “Chú ngốc lại nói bậy rồi! Chú không bіết sư phụ là đồ đệ thứ hai của Phật Như Lai, tên gọi Kim Thiền tử, chỉ vì khinh mạn Phật pháp, nên mới mắc phải hoạn nạn lớn này đấy”.

Bát Giới nói: “Sư huynh ơi, sư phụ đã khinh mạn Phật pháp, bị đày xuống phương Đông, chìm trong biển thị phi, đắm trong trường khẩu thiệt, đầu thai thành thân người, phát nguyện sang phương Tây bái Phật cầu kinh, gặp yêu tinh bị trói, gặp ma quái bị treo, chịu biết bao cực khổ đã đủ lắm rồi, tại sao còn bắt người mắc bệnh nữa?”.

Khám phá Tây Du Ký -P2: Vì sao thầy trò Đường Tăng không mắc bệnh?
Khi ấy Đường Tăng thật sự xem mình là đang mắc bệnh. Thử thách này Đường Tăng cũng không ngộ ra đây cũng là quan nạn mà cho rằng nó là bệnh của người thường. (Shenyunperformingarts.org)

Ngộ Không nói: “Chú đâu có hiểu được! Vì sư phụ không nghe Phật giảng pháp, ngồi ngủ gật, ngã nhào người, chân giẫm phải một hạt gạo, nên xuống hạ giới phải bị ốm mất ba ngày”.

Sang đến ngày thứ ba, Đường Tăng liền cảm thấy khát nước, uống ngụm nước mát ‘bệnh’ tình liền khỏi một nửa. Đường Tăng bê bát nước lên miệng, vừa mới hít vào một hơi thì tưởng chừng như mỗi giọt nước là một giọt cam lộ, nước vào bệnh ra. Đến khi thời hạn ba ngày vừa hết, thời gian tiêu nghiệp cũng vừa xong, mọi việc đúng như lời Ngộ Không nói, không cần dùng thuốc, một bát nước cũng đủ cho ‘bệnh' tình của Đường Tăng khỏi.

Từ ba câu chuyện trên chúng ta có thể thấy: Hoá ra người tu luyện vốn dĩ không có bệnh. Một người khi đã bước chân vào con đường tu luyện chân chính thì từ một số phương diện nào đó đã vượt khỏi người thường rồi. Và ở đây, ‘bệnh' là một trong số đó.

Con người khi sinh ra tại thế gian này đều phải đối diện vấn đề sinh lão bệnh tử, còn người tu luyện có mục tiêu chính là siêu thoát khỏi sinh tử luân hồi, vượt khỏi giới hạn sinh lão bệnh tử chế định trên con người. Tuy lúc mới bước vào con đường tu luyện không thể một bước thăng thiên, giải quyết vấn đề sống chết, nhưng có thể rất nhanh chóng giải quyết được vấn đề già và bệnh. Một người sau khi bước lên con đường tu luyện chân chính sẽ không còn mắc ‘bệnh’ nữa, đối với công pháp tính mệnh song tu chân chính cũng sẽ giải quyết luôn vấn đề ‘già’ cho người chân tu. Cùng với thời gian, người tu luyện tu đến tầng thứ càng cao thì cơ thể càng trở nên trẻ lại, cải lão hoàn đồng. So với người cùng tuổi thì hiển nhiên trẻ hơn rất nhiều, khi đến một mức độ nào đó sẽ cố định lại mãi mãi trạng thái ấy, sẽ không già đi nữa, đạt được trạng thái mà con người thế nhân luôn hằng mong ước đó là thanh xuân trường tồn.

Đương nhiên điều mà chúng ta nói đến ở đây không phải là khí công thông thường, khí công thông thường luyện tới luyện lui cũng chỉ là hết bệnh khỏe người, còn điều chúng ta đang nhắc đến là khí công tu luyện chân chính. 

Mặc dù người tu luyện chân chính không còn mắc bệnh nhưng trong quá trình tu luyện sẽ phải đối diện với một loại ma nạn, nhìn bề ngoài thì giống hệt như người thường mắc bệnh. Ở đây người tu luyện gọi là “Nghiệp bệnh". Thông qua loại chịu khổ này để hoàn trả những nợ nghiệp trước đây mình gây ra.

Nói một câu cho vui thế này, nếu như ai đó nói mình là một người tu luyện chân chính, hãy hỏi họ xem họ có uống thuốc hay không? Đó là vì chúng ta có thể từ Tây Du Ký mà học được cách phân biệt người chân tu hay giả tu. Phàm là người uống thuốc hay chích thuốc thì khẳng định không phải là người tu luyện chân chính, bất luận là họ là cư sĩ tu luyện tại gia hay là hòa thượng chuyên tu cũng vậy, chỉ cần còn dùng thuốc thì bảo đảm không được tính là người tu luyện một cách thực sự chân chính. Nếu như một mặt quảng cáo đạo hạnh bản thân cao thâm, một mặt lại có bệnh dùng thuốc thì đảm bảo là người giả tu rồi.

Năm xưa Phật Tổ giảng pháp, Đường Tăng chỉ vì vô ý trong lúc ngủ gật, dẫm phải một hạt gạo mà phải chịu đại nạn ba ngày. Thì có thể thấy, một người bình thường trong đời đã tạo ra nợ nghiệp lớn đến nhường nào. Chẳng thế mà Phật gia từng giảng rằng: "Con người sống là có tội". Nếu như không bước trên con đường tu luyện thì mãi mãi chẳng thể hoàn trả nợ nghiệp. Vì nợ nghiệp tích tụ ngày càng nhiều, có thể ví rằng cao như núi vậy, nên nếu phải trả hết số nợ nghiệp nhiều đến thế thì thực sự không phải chết đi sống lại biết bao nhiêu lần.

Chúng ta thử nghĩ, một hạt gạo đã đủ khiến cho Đường Tăng chịu nghiệp sống không bằng chết ba ngày thì một đời chúng ta ăn uống tiêu dùng hoang phí biết bao nhiêu? Vậy nên chỉ có con đường tu luyện mới có thể trả được nợ nghiệp mà chúng ta đã đời đời kiếp kiếp gây ra. Nói là trả nhưng thực chất ở đây phần nhiều là do sư phụ của pháp môn đó gánh đỡ cho, bản thân đệ tử chỉ chịu một phần rất nhỏ mà thôi. Có như vậy người tu luyện mới có thể tu thành chính quả.

Cũng giống như Đức chúa Giê-su từng phải chịu nạn bị đóng đinh trên cây thập giá để chịu tội thay cho đệ tử của mình. Nhờ ân đức đó mà các đệ tử của Ngài mới thoát khỏi nợ nghiệp. Nếu như Giêsu không chịu thống khổ thay cho đệ tử của mình thì không biết những đệ tử sau này của ông có còn tồn tại được hay không nữa? Có thể đã sớm bị tiêu huỷ rồi...

(Còn nữa… Phần 3)

Nguồn: ntdvn

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: