1/3/21

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Một tiểu luận của Vladimir V. Rubtsov, Chủ tịch Viện nghiên cứu hiện tượng dị thường (RIAP), Kharkov, UKRAINE

Bản tin RIAP Tập 4, Số 4 Tháng Mười-Tháng 12 năm 1998

Khi nghiên cứu câu hỏi về những chuyến viếng thăm cổ xưa của những sinh vật ngoài hành tinh đến Trái đất, một nhà nghiên cứu đôi khi phải gặp phải những dữ liệu không thể diễn giải theo hướng khoa học nghiêm ngặt, nhưng đồng thời lại đủ thú vị để được xem xét một cách nghiêm túc và không thành kiến. 

Cụ thể, dữ liệu này được tìm thấy, đặc biệt trong thiên văn học huyền thoại nổi tiếng của người Dogon – một bộ tộc thổ dân Châu phi, chủ yếu sinh sống tại Tây Phi, thuộc Nước cộng hòa Mali. Người Dogon tin rằng Vũ trụ là vô hạn, nhưng có thể đo lường được và chứa đầy những thế giới của những chùm sao xoắn ốc (spiral stellar worlds/ Thiên hà xoắn ốc (?)), hay còn được gọi là Yalu ulo (trong tiếng của người Dogon) – và trong số đó có Mặt trời. Thế giới này có thể được nhìn thấy từ bầu trời như Dải ngân hà (Milky Way). Những thiên thể đại diện cho hệ thống sao ‘bên ngoài’ (external star system) có ảnh hưởng tương đối đến cuộc sống trên Trái đất là không nhiều – theo tộc người Dogon.

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Tuy nhiên, cũng tồn tại “hệ thống nội bộ” tham gia trực tiếp vào cuộc sống và sự phát triển của con người trên Trái đất. Bao gồm Orion (Lạp Hộ), Sirius (Thiên Lang), Pleiades (Thất nữ) và một số ngôi sao khác. Những thiên thể này tạo thành hình thái hỗ trợ như một ghế đỡ của Địa cầu. Sirius chiếm vị trí chính trong số chúng, hay được gọi là Trung tâm của thế giới (navel of the world). 

Sirius được người Dogon coi là một hệ thống gồm 3 ngôi sao (a triple stellar system), bao gồm các ngôi sao Sigi tolo (Sirius A), Po tolo (Sirius B – Ngôi sao lùn màu trắng) và Emme ta tolo (Sirius C, hiện là giả thuyết, chưa từng được thấy từ Trái đất). Sự tương đồng gần gũi giữa các đặc điểm của Po tolo và Sirius B (cả hai đều trắng, nhỏ, rất nặng với chu kỳ 50 năm quay quanh ngôi sao chính (Sirius A)) đã kích thích tạo nên một cuộc thảo luận sôi nổi trên các trang tạp chí khoa học và Không khoa học vào khoảng 20 năm trước.
Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới
Robert Temple trong cuốn sách có tên Bí ẩn sao Thiên Lang (The Sirius Mystery) và Eric Guerrier trong cuốn Tiểu luận về Thuyết gốc vũ trụ của người Dogon (Essai sur La Cosmogonie des Dogon) cho rằng những dữ liệu này (cũng như những thông tin thiên văn khác mà người Dogon sở hữu) đã được đưa đến Trái đất bởi những “vị khách Ngoài hành tinh”. Tuy nhiên, lý thuyết này của họ đã không thể nào vượt qua được “áo giáp của sự chối từ” từ nhóm những nhà khoa học chính thống. Giả thuyết về việc áp dụng kiến thức này mới đây từ những người Châu Âu đã xuất hiện và thuyết phục được phần lớn các nhà khoa học.

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Sirius Alocate là một ngã ba đường lớn ở Paris, Pháp, điểm gặp gỡ của 12 đại lộ thẳng (được dịch từ tên ịch sử của nó là Đại lộ của Ngôi sao) bao gồm cả Champs-Élysées.

Điều tự nhiên là các thành phần khác trong thần thoại của người Dogon, vốn có ít điểm chung với kiến thức khoa học, lại không gây được nhiều ấn tượng thậm chí là với giới quan tâm đến học thuật. Đúng thế, đây là một thần thoại thực sự, gần như nguyên chất và không thực sự…đơn giản. Để phân tích nội dung của nó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và kết quả không phải là một sự hiển nhiên. Tuy nhiên, khả dĩ là chúng ta có thể rút gọn bài phân tích đó bằng cách lọc ra một số thông tin quan trọng. Chúng ta hãy nhớ lại rất ngắn gọn những điểm chính của Thần thoại này:

Vị thần tối cao Amma đã tạo nên toàn bộ Vũ trụ trong một hạt ‘po’ – tên mà người Dogon gọi fonio – loại hạt kê nhỏ nhất.

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Hạt này nằm bên trong “quả trứng của thế giới/egg of the world”, nó tách ra và phân tán các hạt vật chất thông qua một chuyển động mạnh mẽ và đầy ánh sáng (sonorous and luminous motion), những gì còn lại là “không thể nghe thấy hay nhìn thấy được/inaudible and invisible”. Sau khi ‘mở” quả trứng này, Amma đã để “thế giới của những chòm sao xoắn ốc” ra bên ngoài, và do đó, “Vũ trụ được hiện thực hóa”.

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Sau đó, vị thần đã tạo ra sinh vật đầu tiên – Nommo anagonno. Loài này được mô tả là “một nửa người, nửa rắn, có từ chi linh hoạt, không có khớp, mắt đỏ, và lưỡi chẻ. Hoặc giống như một con cá, cụ thể là cá Silurus, cá sheat hoặc cá mèo (sheat-fish, or cat-fish). Nommo này đã nhân lên và xuất hiện 4 loại Nommos: Nommo die; Nommo titiyayne; O Nommo và cuối cùng – Ogo – một sinh vật rất có hại.

Khác với những Nommos khác, Ogo không bao giờ được mô tả như một con cá. Thay vì kiên nhẫn chờ đợi công việc của Amma hoàn thành, Ogo ngay lập tức làm một chiếc ‘thuyền lớn/ark’ và đi vào không gian, mong muốn nhìn thấy thế giới. Và cũng bởi thế, Ogo rơi vào sự hỗn mang nơi thế giới còn non trẻ. Sau nhiều chuyến đi, Ogo đáp xuống Trái đất và biến thành một con cáo với màu sắc nhợt nhạt (hoặc giống loài cáo Fennec) – hay còn được gọi là Yurugu. Phẫn nộ vì kẻ trốn chạy Ogo, Amma quyết định lấy tất cả những gì mình đã tạo ra và đặt chúng lại vào hạt po. Để thanh lọc vũ trụ, ngài phải hy sinh một trong số những loài Nommos. Sau đó, sau những cơn lốc xoáy quay cuồng, “po” đã phân phối lại tất cả mọi thứ trong vũ trụ. Vỏ hạt rỗng trở thành ngôi sao “Po”. Vào năm đầu tiên của con người trên trái đất, ngôi sao này đã phát nổ và độ sáng của nó giảm dần trong suốt 240 năm cho đến khi nó hoàn toàn mờ đi.
Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Điều thú vị là trong thần thoại Dogon có một hình ảnh khác về hệ thống Sirius. Theo đó, ngôi sao chính đại diện cho người chị song sinh của Ogo – Yasigui, người mà anh ta đã theo đuổi với một số mục đích đáng ngờ. Một trong những vệ tinh của nó chính là Ogo, cam chịu xoay quanh ‘chị gái’ của mình một cách vĩnh viễn, cho dù vẫn luôn giữ một khoảng cách tôn trọng với cô. Tất nhiên, đây vẫn chỉ là một phác thảo của câu chuyện khởi nguyên về nguồn gốc rất phức tạp này. Tôi đang trích dẫn nó ở đây chỉ là cơ sở để xem xét thêm. Câu chuyện này có thể hữu ích cho các nghiên cứu cổ sinh vật học?
Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Cách đây một khoảng thời gian, tác giả hiện đại đã đề xuất ý tưởng về sự can thiệp của những kỹ thuật vũ trụ (astroengineering) từ một “nền văn minh siêu đẳng” trong quá trình tiến hóa của hệ thống Sirius. Giả định này dựa trên huyền thoại Ấn-Âu về những người thợ rèn trên trời, những người đang chiến đấu và xích con chó khổng lồ và nguy hiểm cho vũ trụ, cũng như một số dữ liệu thiên văn từ lịch sử của Sirius.

Người ta đã biết trong thiên văn học rằng có một chòm sao lùn trắng phát sinh từ một ngôi sao khổng lồ đỏ dù nó mất đi khối lượng của mình. Quá trình này thường đi kèm với sự phóng ra chậm của một tinh vân hành tinh (planetary nebula) thứ mà cuối cùng sẽ tan vào không gian. Nhưng đôi khi phần lõi còn lại của ‘người khổng lồ đỏ’ có thể giữ lại một khối lượng vượt quá giới hạn Chandrasekhar* – vào khoảng 1,3 khối lượng mặt trời (Giới hạn Chandrasekhar là khối lượng tối đa của một sao lùn trắng. Nó khoảng chừng 3 × 1030 kg hoặc 1,44 lần khối lượng Mặt Trời. Con số này có thể thay đổi từ 1,2 đến 1,46 lần khối lượng Mặt Trời và phụ thuộc thành phần hóa học của ngôi sao). Điều này chắc chắn dẫn đến việc tự nén lõi thảm khốc và vụ nổ của nó tương tự như một vụ nổ Supernova* (Vụ nổ siêu tân binh – kết thúc cuộc đời của những sao nặng).

Kết quả là, các luồng vật chất và phóng xạ mạnh mẽ bị đẩy ra không gian xung quanh. Nếu một vụ nổ như vậy từng xảy ra trong hệ thống Sirius, ở một khoảng cách nhỏ (trên quy mô vũ trụ) so với hệ Mặt trời, thì nó có thể đã gây tử vong cho sinh quyển trên mặt đất. Ý tưởng của tôi là một số ‘nền văn minh siêu đẳng/supercivilization’ đã cố gắng loại bỏ sự dư thừa của vật chất từ Sirius B, do đó cứu sống được sự sống và nền văn minh trên Trái đất.

Thực sự, điều duy nhất chúng ta biết chắc chắn được về sự tiến hóa của hệ thống Sirius là việc Sirius B từng là một người khổng lồ đỏ có khối lượng vượt quá Sirius A (đó là lý do tại sao trước đây tiến hóa nhanh hơn). Qũy đạo ban đầu của Sirus B có thể là hình tròn; bây giờ nó là một hình elip rất dài. Điều này cho thấy sự mất mát một lượng lớn đi kèm với một số nhiễu loạn đáng kể. Một phần của vật chất bị mất “có lẽ đã làm ô nhiễm bầu không khí của Sirus A”, tuy nhiên tiến trình thực sự của sự kiện vẫn còn chưa rõ ràng. Tình hình sẽ còn căng thẳng hơn nếu chúng ta nhớ đến sự hiện diện (có thể có) của vệ tinh thứ 2 (Sirius C(?)) trong hệ thống này như được khẳng định bởi người Dogon và được xác nhận bởi dữ liệu vật lý thiên văn gần đây.
Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Chắc chắn, sẽ rất hữu ích khi nghiên cứu kỹ hệ thống Sirius với các thiết bị thiên văn hiện đại (giả sử – bằng giao thoa kế vô tuyến với đường cơ sở rất dài). Nhưng có vẻ như thông tin liên quan (và khá thú vị) cũng có thể được tìm thấy trong dấu tích của những huyền thoại vĩ đại của Châu Âu, Châu Á và Châu Phi còn tồn tại đến bây giờ, tuy nhiên chúng có thể nghe khá kỳ lạ và kỳ quặc trước chúng ta bây giờ.

Thông tin này không thể được hiểu dựa trên giá trị bề ngoài (face value) bởi Huyền thoại là một hình thức tư duy và kiến thức rất đặc biệt, khác rất nhiều so với tâm lý chúng ta hiện đại. Chúng ta nên phân tích và giải thích cẩn thận về những câu chuyện và nhân vật thần thoại để hiểu ý nghĩa sâu sắc và thực sự của chúng. Trên con đường này có nhiều cạm bẫy và ngã rẽ sai, nhưng cũng có thể tìm thấy một số biển báo và gợi ý quan trọng. Hãy để chúng tôi điểm qua một vài trong số chúng.

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Người ta biết rằng cái tên phổ biến nhất (dù không phải duy nhất) của Sirius trong thế giới cổ đại là The Dog/Chó (So với các biến thể khác là Sói, cáo, chó rừng). Người Ai Cập cổ đại đặc biệt gọi nó là Chó sao (Starry Dog) và xác định chòm sao là hiện thân của Thần Anubis – the jackal – Vị thần mình người đầu chó, đại diện cho cái chết. Bộ lạc Cherokee ở Bắc Mỹ tin rằng chú chó này đang chờ đợi linh hồn người chết trên Dải ngân hà; người da đỏ (Blackfeet Indian) đặt tên cho chòm sao là ‘Dog-Face’. Tên tiếng Hindu cổ nhất của Sirius là Sarama – một trong 2 chú chó sinh đôi cai quản Dải ngân hà. Người Trung Quốc biết đến ngôi sao này và đặt tên là Thiên Lang/Sói trời (Heavenly Wolf), và người Hy Lạp gọi nó là Chú chó của Orion (Dog of Orion), hay cụ thể hơn là Chó Orthrus, con trai của quái vật Typhon. Người La mã nhìn thấy trong nó chính là Chiếc đầu phía nam của Cerberus (Southern Cerberus) – quái vật chó 3 đầu canh gác địa ngục của họ. Còn khi xét về khía cạnh động vật, cáo tai to ở Châu Phi (fennec) là động vật hoang dã nhỏ nhất trong họ chó (Có thể gợi ý kích thước nhỏ của Sirius B).

Hơn thế nữa, Sirius không phải đại diện cho một chú chó nhà, mà là một con thú khủng khiếp, quái dị và gây nguy hiểm cho mọi người. Nó có liên quan đến cái chết, địa ngục và thảm họa. Cha của Orphrus – Typhon, được đồng nhất với hình ảnh ác thần Ai Cập Seth (người mà, một cách tình cờ, được miêu ta là một sinh vật đầu chó) và được coi là một trong những kẻ thù ghê gớm của Zeus – người đã đánh nhau với Typhon và đánh bại ông ta sau rất nhiều vất vả. Cuối cùng, bản thân Ogo trong thần thoại Dogon – là một sinh vật gây ra tai hại.

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Việc tôn thờ một con chó nguy hiểm đã lan rộng trong thế giới cổ đại, và điều này khá kỳ lạ: bởi thực tế, chó là “người bạn” đầu tiên của con người cổ đại và đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Và một thực tế khác đó là: chó (cũng như chó sói hay chó rừng – thiên về tự nhiên nhiều hơn) được coi là Những động vật thuộc âm phủ (chthonian animals) – người bảo vệ thế giới ngầm. 

Câu chuyện sâu xa của người Mông Cổ chứa motif những con chó kim loại quái gị ăn thịt người. Con chó khủng khiếp Yarchuk từ thần thoại Slav có một chiếc răng sói trong miệng và hai con rắn (two vipers) ở môi dưới. Theo một tín ngưỡng của người Nga, Nhật thực xảy ra khi “con sói trên trời” nuốt chửng Mặt trời (ý tưởng này cũng không quá xa lạ với nhiều dân tộc khác).

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Người Ukraine tin rằng Ursa Major là một nhóm những con ngựa mang giáp; mỗi đêm – một con chó đen sẽ cố gắng cắn xuyên qua bộ giáp để phá hủy thế giới, nhưng chúng không đạt được mục đích thảm khốc của mình; vào lúc bình minh, khi con chó chạy đến uống nước từ một con suối, chiếc áo giáp sẽ tự được hồi lại. Một phiên bản khác của câu chuyện này nói rằng – một con chó bị xích bên cạnh Ursa Minor, nó cố gắng bằng mọi cách để cắn đứt sợi dây xích sắt của mình, và khi điều này xảy ra, thế giới sẽ diệt vong. Theo nhà Triết học Hy lạp cổ đại nổi tiếng Proclus, người sống ở thế kỷ thứ 5 trước công nguyên từng viết “Con cáo sao/Fox star tiếp tục gặm nhấm chiếc dây da trong vòng đai giữ giữa Thiên đàng và Trái đất; người Đức nói thêm rằng “Khi con cáo thành công, thế giới sẽ đi đến hồi kết của nó”.

Người ta có thể tìm thấy một số chi tiết thú vị trong sự kiện tương lai này trong thần thoại Bắc Âu. Nó được gọi là Ragnaroek – và con sói Fenrir, cùng với chú chó vĩ đại Garm – đóng vai trò dẫn đường trong đó. Khi bẻ gẫy gông cùm của mình, Fenrir sẽ nuốt chửng mặt trời và vị thần tối cao Odin. Những kiết sử có tầm quan trọng đối với chủ đề của chúng tôi. Như từng được xác định bởi nhà triết học người Nga, Tiến sĩ Vyacheslax Ivanox – motif của cuộc chiến chống lại con rồng trong thần thoại Slax đã được phát triển từ một motif cũ của những người thợ rèn anh hùng đã xích một con chó khủng khiếp. Thiết yếu hơn, trên toàn bộ lãnh thổ Á-Âu, khu phức hợp thần thoại này được liên kết với cả chòm sao Gấu lớn (Đại hùng/Great Bear) – với một ngôi sao gần đó là một Con chó nguy hiểm cho Vũ trụ, và cả những người thợ rèn vũ trụ…nên nhớ rằng, mặc dù Sirius cách khá xa chòm sao này trong vũ trụ, nhưng nó thuộc cùng Quần tinh (same star-cluster).

Bây giờ, chúng ta hãy chú ý đến những cái tên khác của Sirius. Có tồn tại trong thần thoại Hy Lạp một thứ gọi là “nguyên tắc bổ sung/principle of complementarity” – bạn có thể mô tả một hiện tượng phức tạp, sử dụng một tập hợp các hình ảnh khác nhau, thậm chí không tương thích. Do đó, vệ tinh đầu tiên của Sirius – đồng thời là một vỏ rỗng của hạt kê – cũng chính là Con sói với màu nhợt nhạt (Pale Fox). Cũng như vậy, Sirius có thể đã được đại diện là Chó, Mũi tên, Tam giác – cũng như nhiều cách khác. Ngôi sao này là đầu mũi tên (ứng với vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) và Ba tư), hoặc mục tiêu của nó (ứng với Trung Quốc, cũng như Ai cập cổ đại). Hoàng đế thần thoại Huang-ti của TQ vừa là thợ rèn, vừa là cung thủ; trên một bức tranh cổ, ông ta đã nhắm vào thiên thể, nằm bên cạnh một ngôi sao khác – có là là đại diện các thành phần A,B của hệ thống sao này. Tôi muốn nhắc lại trong mối liên hệ này, giả thuyết của học giả người Nga, tiến sĩ Igor Lissievich về những cuộc viếng thăm từ thời cổ đại có thể đã xảy ra ở giai đoạn đầu trong lịch sử Trung Quốc. Huang-ti là nhân vật chính trong nhứng sự kiện giả định này.

Thần thoại Iran đã nhân cách hóa Sirius là Tishtrya, cung thủ thần thánh (nhân vật tương ứng trong thần thoại Vệ Đà là Tishya). Cái tên “Tyshtrya” trở lại với thuật ngữ tiếng Phạn là “ba ngôi sao/three stars” và có cùng ý nghĩa đối với những người Ấn-Âu cổ.

Một số học giả thích xem đây là một ám chỉ về Vành đai Orion (Belt of Orion) nhưng dường như nó chỉ là một phỏng đoán mang tính đối phó. Mặt khác, cái tên “Ba ngôi sao” khá hợp lý đối chiếu theo khái niệm của người Dogon về hệ thống sao này. Nhân tiện, có một mối quan hệ trực tiếp giữa cái tên Tishtrya và tên con chó 3 đầu cai quản địa ngục Cerberus.

Do đó, ở nhiều nơi trên thế giới có một số dấu vết của một khái niệm cổ xưa – và khá rõ ràng – về Sirius là một hệ thống sao nguy hiểm – bao gồm 3 ngôi sao. Sự biến đổi của nó đã được mô tả – đầu tiên, là sự chuyển đổi từ Typhon (một con quái vật bốc lửa trong cơn thịnh nộ – đó cũng là Người khổng lồ đỏ trước vụ nổ Siêu tân binh/Supernova) – thành Orphrus (một con thú nguy hiểm nhưng bị đàn áp – là lõi của Người khổng lồ đỏ trong quá trình “nguội” của nó trở thành một ngôi sao lùn trắng.

Thứ 2, con chó thường bị xiềng xích bởi những người thợ rèn linh thiên, có thể được hiểu là mô tả về hoạt động của những Kỹ thuật vũ trụ (astroengineering) từ một nền văn minh Siêu việt (supercivilization). Nommos cũng được coi là thợ rèn trên trời, nhưng họ không cố gắng xiềng xích con sói; họ chỉ đơn giản là thanh tẩy cho nó. Phép ẩn dụ khá bất ngờ này thể hiện rất rõ điểm chính: Cần phải loại bỏ phần dư thừa sau vụ nổ của Sirius B – 240 năm độ sáng tăng dần của ngôi sao trông giống như một vụ nổ chậm của quả bom vũ trụ này (cosmic bomb). Tất cả những điều này xảy ra khi nào? Dữ liệu vật lý thiên văn cho thấy tuổi thọ của Sirius B khi còn là sao lùn trắng là từ 30-100 triệu năm. Tuy nhiên, một số tác giả cổ điển, như Ptolemy và Seneca đã mô tả Sirius có màu đỏ, rất khác so với vẻ ngoài màu trắng xanh hiện tại của nó. Chẳng hạn như Seneca đã viết “Màu đỏ của ngôi sao chó/Dog Star thì đỏ hơn rất nhiều, sao Hỏa cũng không đỏ bằng và Sao Mộc thì chẳng là gì cả”.

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Điều bí ẩn này đã được các nhà thiên văn học thảo luận từ thế kỷ 18 đến nay, và nó vẫn chưa được lý giải. Về mặt vật lý, rất khó có khả năng Sirius B có thể trở thành người khổng lồ đỏ vào khoảng 2000 năm trước đây; nhưng chúng ta không thể loại trừ hoàn toàn khá năng những hoạt động kéo dài của những kỹ sư vũ trụ trong hệ thống này. Trong mọi trường hợp, những nỗ lực giải thích về màu đỏ của Sirius bằng một số nguyên nhân khí quyển thường không thuyết phục lắm. Có một số bằng chứng cho thấy rằng tên gọi “đỏ” không phải là bất thường đối với Sirius trong quá khứ. Do đó, Tistrya dược gọi là aurusha – thứ có thể được dịch là “trắng” hoặc “đỏ”. Trong văn bản chữ tượng hình Ai Cập, Sirius được mô tả như một hình tam giác màu đỏ với hình bán nguyệt nhỏ và một ngôi sao năm cánh gần nó. Người Babylon nhắc đến ngôi sao sáng như đồng. Cuối cùng, người Dogon đại diện cho Po tolo (Sirius B) bằng một viên đá đỏ (hãy lưu ý rằng đó chính xác là Po tolo, không phải Sigi tolo hay Emme ya tolo được thể hiện theo cách như vậy).

Trong một số tác phẩm gần đây R.Ceragioli đã thực hiện một nỗ lực để giải quyết câu đố về màu đỏ của Sirius, trong bối cảnh triết học cổ điển: Màu đỏ là một dấu hiệu nguy hiểm. Những mô hình văn hóa tiêu biểu nhất cho Sirius đã kết nối nó với Lửa, Kích động, giận dữ; sự đổ máu; nhiệt và những hiểm họa khác; đó là lý do tại sao nó được gọi là Đỏ bất chấp bằng chứng. Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là : Nếu “Ptolemy và Seneca có quá nhiều tâm huyết với truyền thống văn hóa đến mức họ không tin vào mắt mình và quyết định lấy dấu vết chập chờn còn lại nơi màu gốc của ngôi sao. Có vẻ phù hợp hơn khi cho rằng trên thực tế họ đã xem Sirius có màu đỏ mặc dù điều này có thể chỉ là một màu đỏ tạm thời liên quan đến một số quá trình vật lý (hoặc các “kỹ sư vũ trụ”?) trong hệ thống sao này.

Điều gì thậm chí còn quan trọng hơn, giải pháp được đề xuất bởi R.Ceragioli không cung cấp câu trả lời cho câu hỏi chính: Tại sao người cổ đại lại quá quan tâm đến khía cạnh tiêu cực gắn với Sirius? Các Thầy Tế Ai Cập đã theo dõi ngôi sao này một cách chặt chẽ về sự trội dậy điên cuồng của nó với niềm tin rằng màu sắc tươi sáng và trắng của nó mang lại sự giàu có trù phú, và đồng thời màu đỏ rực của nó ám chỉ “chiến tranh”.

Cư dân đảo Ceos của Hy Lạp, khi mong đợi “sự trỗi dậy của Sirius”, cầu nguyện cho gió Bắc làm dịu cơn giận dữ của con chó, mà trong truyền thuyết của họ – đó đã từng mang theo sự đe dọa đốt cháy thế giới. Tất cả những điều đó phù hợp với “giả thuyết kỹ thuật vũ trụ/astroengineering hypothesis”, đưa ra cùng lúc với một số nghi ngờ “Qủa bom vũ trụ đã được xả hoàn toàn? Chúng ta hãy nhớ rằng huyền thoại của người Dogon nói rằng “Người thợ rèn chỉ xích con chó lại, nhưng điều đó không có nghĩa rằng họ khiến nó trở nên vô hại”.

Do đó, chúng ta có thể cho rằng các hoạt động kỹ thuật vũ trụ của người ngoài hành tinh trong hệ thống Sirius chỉ mới kết thúc gần đây (nếu có). Tuy nhiên, chúng có thể đã được bắt đầu trong một kỷ nguyên sớm hơn rất nhiều, thậm chí vài triệu năm trước. Tuy nhiên, điều này nghe có vẻ kỳ lạ, chúng ta có một bằng chứng khác về ký ức lịch sử sâu sắc của người Dogon: Họ biết khá rõ rằng hồ Bosumtwi ở Ghana được hình thành khi một thiên thạch khổng lồ rơi xuống trái đất.

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Theo kết quả của một cuộc điều tra đặc biệt, sự kiện này xảy ra không muộn hơn 1.3 – thậm chí 1.6 triệu năm trước. Điều đặt ra là “Ai đã sống trên hành tinh của chúng ta khi đó (vào kỷ nguyên của Homo habilis (loài đầu tiên của chi người) và có thể là Người đứng thẳng đầu tiên (Pithecanthropus)) – đã có thể giữ lại thông tin này và chuyển nó đến cho Homo sapiens tương lai. Kiến thức này cũng có thể là nguồn gốc đầu tiên của những chuyến viếng thăm từ ngoài vũ trụ. Tất nhiên, chúng ta không nên hiểu rằng người Dogon đã đề cập đến “năm đầu tiên của cuộc đời con người trên Trái đất” – khi mà, như cách họ tin rằng Sirius B đã phát nổ – theo nghĩa đen, nhưng cũng sẽ là một sai lầm khi từ chối những dữ liệu này.

Bây giờ, chúng ta có thể kết luận điều gì từ tất cả những gì đã nêu trên? Giả thuyết về “Kỹ thuật vũ trụ” dường như khá xứng đáng để điều tra thêm. Nó khó có thể được chứng minh chỉ dựa trên những nghiên cứu về thần thoại, nhưng những nghiên cứu như vậy có thể đưa chúng ta đến một phác thảo sơ bộ về những sự kiện xa xôi (trong thời gian cũng như không gian). Thần thoại có thể được coi là một ngôn ngữ đặc biệt, được lưu giữ và cung cấp cho chúng ta những dữ liệu rời rạc từ buổi bình minh của thế giới. Ý tôi là “thế giới không chỉ là Trái đất, mà là tất cả những khu vực trong vũ trụ của chúng ta – nơi mà người Dogon gọi là “hệ thống nội bộ của những vì sao”.

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Những sự kiện – đã từng diễn ra ở các phần khác nhau trong khu vực này được phóng chiếu lên bầu trời với những ngôi sao hiện diện, sau đó trở thành chủ đề cho những câu chuyện thần thoại. Những câu chuyện này đã tạo ra sự tương tác và phần nào tạo nên một sự bối rối, do đó giờ đây gần như không thể quay trở lại và chạm đến điểm bắt đầu. Nó chỉ còn có thể dựa vào trí tưởng tượng của con người như bất cứ công cụ tri thức nào khác.

Đồng thời, chúng ta cũng nên cẩn thận khi cố gắng chứng minh các giả định của mình. Thông thường, chúng giống như là những công cụ tạm thời hơn là những mô hình trung thực của thực tế. Do đó, khái niệm cổ sinh vật về sự viếng thăm của những thực thể ngoài trái đất từ những chiếc phi thuyền ngoài không gian, những người đã dạy tổ tiên người Trái đất về những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống và khoa học văn minh, có thể được chứng minh mà không nhận sự phản đối từ những câu chuyện khoa học viễn tưởng, trong khi tình hình thực tế có thể phức tạp hơn nhiều.

Có thể đã có một số sự kiện trong lịch sử của hệ thống ngôi sao nội bộ (internal star system) mà chúng ta không thể hiểu được, thậm chí không thể giả định. Chẳng hạn, trong thần thoại của người Dogon có một số những gợi ý về cấu trúc đa chiều của Vũ trụ (multidimensional structure of the Universe). Hơn nữa, Nommos dường như không phải chỉ đơn thuần là một “nền văn minh ưu việt” có nguồn gốc tương tự như nền văn minh của chúng ta, chỉ khác ở mức độ phát triển mà nó thậm chí có thể là một nhánh tiến hóa độc lập của những sinh vật thông minh trong vũ trụ, rất khác với những dòng giống con người trên hành tinh này. Điều quan trọng là đi từ câu hỏi đến những sự thật đáng tin cậy (reliable facts) và những câu trả lời thuyết phục (convincing answers), nhưng đôi khi, nó cũng có thể khá quan trọng để đi từ câu trả lời đến những câu hỏi mới….

Lần theo dấu vết người ngoài hành tinh từ những câu chuyện Thần thoại thế giới

Nguồn: extraterrestrialbeing

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: