24/6/21

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng

Hoa Ưu đàm Bà la là tên xuất phát từ tiếng Phạn cổ, có nghĩa là một loài hoa tốt lành từ thiên thượng. Đây là một loại hoa nhỏ li ti màu trắng hình hoa tulip mọc trên thân giống như sợi cước màu trắng.

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng
“Ưu Đàm Bà La Hoa, báo hiệu điềm lành, 3000 năm mới nở một lần, cũng là lúc Kim Luân Vương xuất hiện”. (Ảnh: Falundafa)

Những bông hoa ưu đàm này không có lá hay rễ, chúng mọc trên bất cứ thứ gì, từ ô tô của bạn đến cây cối, giày dép, lưới chắn, trên cửa sổ, đồ vật bằng kim loại, nhựa, cửa sổ, v.v. Loài hoa này không cần nước hay đất để trồng, không cần hạt để trồng.

Loài hoa xuất hiện trong Kinh điển Phật Giáo


Trong quyển VIII của kinh Phật giải thích phiên âm của Huilin: “Hoa Ưu Đàm là điềm lành thánh khiết của những hiện tượng phi thường và siêu nhiên, nó là hoa thiên điểu và không tồn tại trong thế giới trần tục. Nếu một Đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh vương xuất hiện trong thế giới loài người, những bông hoa này sẽ hiển hiện nhờ đại ân đại đức và phước lành to lớn của Ngài”.

Trong kinh điển của Phật giáo Đại thừa, Kinh Pháp Hoa: “Một bông hoa thần thoại, cứ 3.000 năm nở một lần, báo trước sự xuất hiện của Pháp Luân Thánh Vương”.

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng
Hoa Ưu Đàm mọc trên một cái chốt. (Ảnh: Trisha Haddock / Visiontimes)

Hoa Ưu Đàm được tìm thấy và ghi chép lại trước khi Đức Phật Gautama ra đời, còn được gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật.

Truyền thống Phật giáo tiếp tục báo trước sự xuất hiện của một vị “Thánh Vương xoay chuyển bánh xe Pháp Luân”, cải chính Phật pháp (các quy luật đạo đức) trên thế giới. Kinh sách tiếp tục giải thích rằng Vị Pháp Luân Thánh Vương này sẽ cứu độ bất kỳ ai thuộc bất kỳ tôn giáo nào, ban lòng từ bi cho tất cả mọi người.

Một trong những bông hoa Ưu Đàm đầu tiên được nhìn thấy là trên bức tượng Như Lai bằng đồng vàng vào năm 1997 tại chùa Cheonggye-sa ở Seoul, Hàn Quốc.

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng
Hoa Ưu Đàm mọc trên bức tượng Phật. ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Epoch Times)

Sau đó loài hoa này được tìm thấy khắp Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên truyền rằng những bông hoa này là những quả trứng có ren, nhưng những bông hoa này rất khác biệt vì vẻ đẹp của chúng. Những cánh hoa nhỏ bé có thể nhìn thấy bằng mắt thường và chúng có khả năng phục hồi, tồn tại trong một năm và thậm chí là lâu hơn nữa.

Cô gái đến từ Úc: Tôi đã tìm thấy hoa Ưu Đàm


Mildura đến từ một thị trấn nhỏ ở Úc, trong một lần đến thăm thành phố Melbourne, cô đã được xem những bông hoa Ưu Đàm đầu tiên của mình. Một khóm hoa trắng nhỏ xinh lấp lánh mọc trên thanh sắt gần cửa sau.

“Đó là một buổi sáng mát mẻ , những bông hoa thật mỏng manh, thân cây hoa như sợi chỉ cong cong về một phía theo hướng gió thổi. Tôi đã rất xúc động và kinh ngạc khi những bông hoa này lại khiến cho thanh sắt vụn trở nên đẹp đẽ đến lạ. Nhìn thấy chúng thật tuyệt vời, nhưng tôi không mang theo máy ảnh, vì vậy tôi đã không có cơ hội chụp ảnh!

"Tôi đã xem nhiều hình ảnh trên mạng và nghe nhiều câu chuyện của những người bạn tìm thấy loài hoa từ Thiên thượng này. Thời tiết ở đây rất nóng và tôi đã nghĩ rằng hoa không thể tồn tại, vì vậy tôi đã không tìm kiếm chúng".

Nhiều năm trôi qua và cô chuyển đến Melbourne. Cô nói "Khi đến nơi, và sau khi cất hành lý, tôi quan sát thấy một thứ gì đó đang mọc trên một cái chậu cây bằng gốm nhỏ có hình dạng giống như một chiếc giày".

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng
Hoa Ưu Đàm mọc trên một chậu cây xương rồng hình chiếc giầy. (Ảnh: Trisha Haddock / Vision Times)

Cô đã tìm thấy loài hoa trân quý này! Nhiều hoa được tìm thấy trong khi dọn dẹp một khu vực giải trí bên ngoài, mọc ở bên cạnh giỏ treo.

Hoa có ở khắp mọi nơi


Cô cũng đã thấy hoa Ưu Đàm ở nhiều nơi. Những bông hoa nhỏ li ti tô điểm cho các đồ vật trên hiên sau nhà và trên các tấm lưới chắn ruồi của cửa sổ. Nó đã trở thành tiêu chuẩn để cô tìm kiếm những kho báu. Cô nhớ có lần đi tới ô tô của mình và khi cô với tay nắm cửa ô tô cô lại phát hiện những bông hoa Ưu Đàm đang mọc trên xe của mình.

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng
Những bông hoa Ưu Đàm mọc trên cửa kính. (Ảnh: Trisha Haddock / Nspirement)

"Đã vài năm trôi qua kể từ khi tôi rời Melbourne, nhưng trong một lần đến thăm nhà bố mẹ, tôi đã tìm thấy chúng trên cửa lưới trượt chắn ruồi", cô nói.

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng
Hoa Ưu Đàm mọc trên cánh cửa lưới chắn ruồi. (Ảnh : Trisha Haddock / Vision Time)

Một năm trở lại đây, cô để ý thấy nhiều cụm hoa Ưu Đàm đã biến mất, lâu lâu không thấy xuất hiện nữa. Cô lo rằng có thể không nhìn thấy nữa, vì cô nhớ là chúng rất đẹp và mang một vẻ đẹp độc đáo.

Tuy nhiên, vào đầu năm nay, cô ấy tìm thấy một chùm hoa Ưu Đàm mới trên một tấm thảm ngoài trời mà cô thường dùng để thiền định!

Khoảnh khắc này thật đặc biệt đối với Mildura, cô hy vọng sẽ có nhiều người tìm thấy hoa Ưu Đàm!

Ngày nay loài hoa từ Thiên thượng này được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, tại Việt Nam rất nhiều người đã tìm thấy hoa Ưu Đàm mọc ở nhà của họ.

Hoa Ưu Đàm dưới kính hiển vi 


Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng
Hoa Ưu Đàm được phóng to bằng kính hiển vi. (Nguồn: Falundafa)

Hoa ưu đàm, loài hoa kỳ diệu này hình dạng tựa như những chiếc chuông nhỏ, màu trắng tinh khiết, nhỏ li ti, thân mảnh như sợi tơ, trong suốt như pha lê… Đôi khi, mùi hương thơm ngát của chúng có thể ngửi được trong quá trình hoa nở. Thậm chí, nhiều người còn có thể nhìn thấy hào quang phát ra từ những bông hoa trắng muốt này.

Những truyền thuyết về loại hoa thần thánh này đã được lưu truyền từ rất xa xưa, và con người ta luôn tin rằng vẻ đẹp thuần khiết, tinh diệu của hoa Ưu Đàm sẽ mang đến điềm lạnh và niềm hạnh phúc, cho những ai có cơ duyên nhìn thấy chúng.

Nguồn: https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/truyen-thuyet-uu-dam-ba-la-loai-hoa-den-tu-thien-thuong-203739.html

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: