7/9/21

Ý nghĩa thực sự của ‘Trai mùng một, gái hôm rằm’ có thực sự đáng lo ngại?

Văn hóa truyền thống Á Đông với hàng nghìn năm lịch sử đã để lại cho chúng ta một kho báu trí tuệ vô giá, trong đó có ca dao, tục ngữ. Tục ngữ bắt nguồn từ dân gian, chứa đựng giá trị đạo lý nhân sinh vô cùng sâu sắc, truyền lại cho chúng ta những bài học, kinh nghiệm, để con người sống với nhau chân thành, lương thiện, nhẫn nại hơn.

1. Trai mùng 1 gái hôm Rằm là tốt hay xấu?


Trong kho tàng tục ngữ vô cùng phong phú ấy, chúng ta thường nghe câu: “ Trai mùng 1 gái hôm rằm, nuôi thì nuôi vậy chứ căm dạ này”. Câu nói này có ý nghĩa gì?

Câu nói này mang hàm ý chỉ những đứa trẻ sinh vào hai ngày này trong tháng khó nuôi, khó dạy, tính cách ngang bướng, vận thế, cuộc sống cũng nhiều thăng trầm.

Xét theo khía cạnh ngũ hành, những đứa trẻ sinh vào ngày mùng một âm lịch, nhất là vào buổi sáng, trong tháng vận khí ngũ hành bản mệnh vượng (ví dụ người mệnh Hỏa, Hỏa khí vượng vào tháng 4, 5, 6), Can Chi của ngày và giờ sinh đều vượng, tốt cho bản mệnh nhưng lại không có lợi cho sự phát triển cân bằng xã hội.

Mùng một là ngày đầu tháng, dương khí cực thịnh (ý chỉ Mặt Trời chiếu sáng mạnh nhất), con trai lại vốn thuộc dương, sinh ngày này thì tính cách cực thịnh về dương.

Còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch) có âm khí cực thịnh (vì Mặt Trăng tròn nhất), con gái lại thuộc âm, sinh ngày này tính cách cực thịnh về âm.

Về mặt phong thủy, âm dương cân bằng luôn là yếu tố tiên quyết để mang tới vận khí tốt. Vì thế, dù là âm hay dương, khi đã ở mức cực thịnh đều là điều bất thường, không lý tưởng.

Theo đó, những đứa trẻ sinh ra vào hai ngày này sẽ có biến đổi sinh học đặc biệt hơn người khác, tạo ra tính khí mạnh mẽ, khó dạy bảo, cuộc sống sau này vì thế mà nhiều thăng trầm, khó khăn.

Ý nghĩa thực sự của ‘Trai mùng một, gái hôm rằm’ có thực sự đáng lo ngại?
Trai mùng 1 gái hôm rằm, nuôi thì nuôi vậy chứ căm dạ này

2. “Gái mùng một, trai hôm rằm” thì sao?


Theo quan niệm dân gian, Mặt Trăng biểu trưng cho âm khí, tương đồng với âm tính (con gái), còn Mặt Trời biểu trưng cho dương khí, tương đồng với dương tính (con trai).

Ngày rằm trăng sáng nhất, đẹp nhất thì âm khí cũng vượng nhất. Con gái sinh vào đêm đó được hội tụ cao nhất những đặc tính này, và một phần được chuyển hóa vào trong tính cách…

Ngược lại, ngày mùng một trăng mờ nhất (thậm chí không nhìn thấy), dương khí sẽ thịnh nhất. Con trai sinh vào đêm đó sẽ hội tụ những đặc tính mạnh mẽ của dương khí vào tính cách.

Vì thế, không chỉ trai mùng 1 gái hôm rằm mới khó nuôi, khó dạy, mà tất cả những đứa trẻ sinh vào 2 ngày này đều có tính khí rất khác biệt, khác người, đương nhiên có những nét hoặc tích cực hoặc tiêu cực chứ không hoàn toàn thiên về một bên nào.

“Gái mùng một”: Bé gái sinh vào ngày mùng một, nếu sinh vào tháng, ngày và giờ vượng thì tính cách ngang ngược, mạnh mẽ, bướng bỉnh, hệt như con trai chứ không hề nữ tính, sau khi kết hôn gây bất lợi cho chồng. Vận mệnh của người này không cát lợi, hậu vận cô độc, gia đình không hoàn mĩ, mắc bệnh tật.

“Trai hôm rằm”: Con trai sinh vào ngày rằm cũng không gặp nhiều may mắn trong cuộc đời, sinh vào lúc nửa đêm thì khá hơn đôi chút, trung vận tốt đẹp. Người này tính tình nhu nhược, thiếu quyết đoán, bị động. Ngày rằm là thời điểm mặt trăng tròn nhất, âm khí cực vượng, mà nam giới là dương khí, âm dương tranh đấu, vận khí ắt đi xuống.

Con cái là lộc trời ban, sinh con trai hay con gái là do lẽ tự nhiên của tạo hóa. Tuy nhiên, “phú quý sinh lễ nghĩa”, khi cuộc sống phát triển, nhu cầu sinh

Ý nghĩa thực sự của ‘Trai mùng một, gái hôm rằm’ có thực sự đáng lo ngại?
Gái mùng một, trai hôm rằm thì sao?

3. Trai mùng một, gái hôm rằm dưới góc nhìn khoa học


Lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 âm lịch, con gái sinh vào ngày rằm (15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người, nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy. Nó còn phụ thuộc nhiều vào môi trường dạy dỗ trong gia đình và trường học của những đứa trẻ này.

Theo một số chuyên gia, chúng ta không nên đánh đồng việc khó nuôi dạy bé trai sinh vào ngày mùng 1, con gái sinh vào ngày rằm. Câu này chỉ đúng đối với những đứa trẻ sinh ban đêm mà thôi.

Theo văn hóa phương Đông, thời điểm ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần, là lúc ma cà rồng xuất hiện, thời khắc mang màu sắc ma mị với nhiều câu chuyện thêu dệt mang theo cả nỗi nghi hoặc cho mọi người.

Bên cạnh đó, sức hút của mặt trăng theo âm lịch, của mặt trời theo dương lịch. Sức hút của Mặt Trăng làm cho Thủy triều thay đổi lên xuống, đồng thời cũng đã gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, làm cho chất lỏng trong cơ thể con người cũng có những thay đổi.

Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, ảnh hưởng tới thần kinh của những người sinh ra trong ngày này... Đồng thời, những ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác.

Theo tư duy logic hơn đó là, người châu Á đặc biệt là người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm. Chúng ta xem trọng ngày này như là ngày của thánh thần. Đó là lý do những đứa trẻ sinh ra trong ngày này được bố mẹ cưng chiều, đi đâu cũng nhấn mạnh về ngày sinh của con.

Đứa trẻ có cảm giác mình là người quan trọng hơn những trẻ sinh vào các ngày khác. Vì cái tôi của mình được vuốt ve nên tâm lý đứa bé cao ngạo hơn, xem mình là trung tâm, muốn mọi người phải xem trọng mình hơn bất cứ điều gì. Dần dần việc này ảnh hưởng lớn đến tính cách nên chúng có xu hướng ngang bướng, ít nghe lời hơn.

4. Đức năng thắng số


Có thể nói, quan niệm trai mùng 1 gái hôm rằm là nguyên nhân nhiều gia đình can thiệp bằng y học để tránh sinh con vào thời gian này.

Trên thực tế, có nhiều gia đình đã chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh "trai mùng 1 gái hôm rằm" để dễ bề chăm sóc, không "trái tính trái nết" theo quan niệm truyền thống.

Theo khía cạnh tâm linh, mỗi người sinh ra đều có số mệnh riêng, hoàn toàn do tự nhiên sắp đặt chứ không thể can thiệp bằng y học theo kiểu sinh con theo ý muốn giờ giấc của cha mẹ như thế. Bởi nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa.

Nhưng nếu chỉ can thiệp bằng y học không thôi thì không đủ và cũng không cần thiết. Cái quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục các con từ nhỏ, không nên nuông chiều con cái thái quá. Thay vào đó là nên dạy con tính tự lập từ tấm bé. Trẻ con như viên ngọc thô, cần phải mài dũa nhiều tâm mới sáng. Có như vậy thì trẻ dù sinh ngày nào cũng mới có thể phát huy đức tính tốt, giúp ích cho đời được.

Vì thế, có thể nói, việc sinh con ngày nào không quá quan trọng, nhưng được sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp cho đứa trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn một cách hài hòa. Không thể cứ đổ tội cho sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được.

5. Không nên can thiệp bằng y học


Mặc dù thừa nhận quan niệm dân gian cũng có một phần cơ sở khoa học (xét trong mối quan hệ giữa ánh trăng với thủy triều) song ông Doãn Phú, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người lưu ý đó mới chỉ là yếu tố ban đầu ảnh hưởng đến tính cách trẻ sinh ra trong hai đêm đó. "Còn cơ bản, tính cách ấy chịu sự chi phối bởi những quan niệm vốn đã tồn tại hàng trăm năm nay", ông Phú nói.

Theo ông Phú, người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm (ngày sóc và ngày vọng). "Những ngày ấy dân gian vẫn coi là ngày của thánh thần. Đứa trẻ sinh ra trong ngày đó được coi như là "lộc". Họ cũng sợ nếu như không đón tiếp, chăm sóc chu đáo thì phạm vào thánh thần, đứa trẻ sẽ bỏ cha mẹ mà đi (khó nuôi). Do đó, họ đón tiếp với một thái độ khác hẳn so với những đứa trẻ sinh vào các ngày khác, đêm khác. Họ chiều chuộng, nâng niu hơn. Từ đó tạo cho trẻ thế ỷ lại, coi mình là nhất, là "trung tâm vũ trụ" và ai cũng phải phục tùng, săn đón. Tính cách ấy có thể là tốt, cũng có thể theo hướng trở thành người xấu", ông Phú cho hay.

Trên thực tế, có nhiều gia đình đã chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh "trai mùng một, gái hôm rằm" để dễ bề chăm sóc, không "trái tính trái nết" theo quan niệm truyền thống. Thế nhưng, TS Vũ Thế Khanh phản bác: "Theo lý số, mỗi người sinh ra đều có số mệnh riêng, hoàn toàn do tự nhiên sắp đặt chứ không thể can thiệp bằng y học theo kiểu sinh con theo ý muốn giờ giấc của cha mẹ như thế. Bởi nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa.

Việc can thiệp bằng y học để tránh sinh con vào đêm mùng một và đêm rằm cũng là tâm lý dễ hiểu. Nhưng nếu chỉ can thiệp bằng y học không thôi thì không đủ và cũng không cần thiết. Cái quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục con em mình ra sao, không nên nuông chiều con cái thái quá để chúng coi mình là nhất, dễ sinh hư hỏng. Những đứa trẻ sinh ra vào hai đêm đặc biệt đó, nếu có những tính tốt thì gia đình cần giúp trẻ phát huy, ngược lại phải biết rèn giũa, uốn nắn trẻ".

Cùng chung quan điểm, TS Nguyễn Ánh Hồng cũng cho rằng "đức năng thắng số". "Dù sinh ra vào ngày, giờ nào nhưng được sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp cho đứa trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn một cách hài hòa. Không thể cứ đổ tội cho sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được", bà nêu quan điểm.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: