3/6/22

Xăng lại tăng giá nhưng lý do lại thường đúng vào mùa hè?

Xăng lại tăng giá nhưng lý do lại thường đúng vào mùa hè?

Giá xăng dầu đang tăng một lần nữa, phủ bóng đen lên nền kinh tế, làm tăng lạm phát và xói mòn niềm tin của người tiêu dùng. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc nhiên liệu tăng giá vào những tháng mùa hè, và giảm xuống thấp hơn vào mùa đông là điều hết sức phổ biến.

Vì sao xăng dầu chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, thời tiết?


Vào mùa hè, vấn đề ô nhiễm không khí tại hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều trở thành một mối quan tâm thường trực, chủ yếu do mức độ khói bụi và lượng ôzôn tăng lên, gây hại cho sức khỏe con người và toàn bộ sinh quyển.

Theo lý giải của Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), không khí nóng của mùa hè có xu hướng thúc đẩy quá trình hình thành ôzôn, trong khi sự xuất hiện của lớp đảo ngược (một lớp không khí bất động) có thể góp phần giữ lại các chất ô nhiễm trong tầng khí quyển thấp hơn, dẫn tới tình trạng ô nhiễm.

Do vậy, để hạn chế điều này các loại nhiên liệu như xăng, dầu... được sản xuất trong mùa hè thường có áp suất hơi Reid (RVP) khác với những loại nhiên liệu vào mùa đông.

Thông thường, tiêu chuẩn RVP của nhiên liệu sẽ bao gồm thành phần chứa khoảng 10% khí butan, với giá trị RVP trung bình đạt 52 psi. Vào mùa hè, nhiên liệu vẫn có thể sử dụng butan, nhưng với tỷ lệ thấp hơn - chỉ khoảng 2%.

Thay vào nguồn butan bị thiếu đi, xăng cấp hè sẽ chứa các chất phụ gia nhiên liệu được gọi là "oxygenat", giúp đốt cháy sạch hơn và rất hữu ích trong việc giảm ô nhiễm khói bụi trong mùa hè. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc giá thành của các loại nhiên liệu nói chung tăng cao hơn so với mùa đông.

Ngoài ra, một lý do quan trọng khác là khi thời tiết bắt đầu ấm lên, các tập đoàn xăng dầu sẽ tạm thời đóng cửa một số nhà máy lọc dầu của họ để thực hiện bảo dưỡng theo lịch trình cần thiết. Điều này có thể dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, dẫn tới tăng chi phí trong quá trình phân phối xăng dầu.

Bên cạnh đó, thời tiết nóng bức của mùa hè cũng dẫn đến việc nhiều người lái xe ô tô hơn trên đường, gây ra mất cân bằng giữa cung - cầu, và từ đó đã nâng mức tiêu thụ nhiên liệu lên cao hơn ít nhiều so với các mùa khác trong năm.

Vì sao giá xăng dầu lại cao như vậy, bao giờ giảm?


Đại dịch làm giảm giá năng lượng vào năm 2020, thậm chí khiến chỉ số giá dầu của Mỹ lần đầu tiên rơi xuống dưới 0. Tuy nhiên, giá đã tăng trở lại nhanh hơn và nhiều hơn dự kiến ​​của nhiều nhà phân tích, một phần lớn là do nguồn cung không theo kịp nhu cầu.

Các công ty dầu mỏ phương Tây, một phần chịu áp lực từ các nhà đầu tư và các nhà hoạt động môi trường, đang khoan dầu ít hơn so với trước đại dịch để kìm hãm sự gia tăng nguồn cung. Các nhà điều hành trong ngành cho biết đang cố gắng không mắc phải sai lầm tương tự trong quá khứ khi họ bơm quá nhiều dầu lúc giá cao, dẫn đến sự sụt giảm giá.

Ở những nước khác như Ecuador, Kazakhstan và Libya, thiên tai và bất ổn chính trị đã hạn chế sản lượng trong những tháng gần đây.

Về nhu cầu, phần lớn thế giới đang học cách đối phó với đại dịch, mọi người háo hức mua sắm và thực hiện các chuyến đi. Lo ngại phải tiếp xúc với virus lây nhiễm, nhiều người đang chọn lái xe thay vì sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Nhưng yếu tố trước mắt và then chốt nhất là địa chính trị.

Ben Cahill, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho biết, căng thẳng Nga-Ukraina khiến “thị trường dầu mỏ rơi vào tình trạng nguy khốn”.

Nga sản xuất 10 triệu thùng dầu mỗi ngày. Mỹ sẽ không bị tổn hại trực tiếp một cách đáng kể nếu hoạt động xuất khẩu của Nga tạm ngừng, vì Nga chỉ xuất khoảng 700.000 thùng/ngày sang Mỹ. Số lượng tương đối khiêm tốn này có thể dễ dàng được thay thế bằng dầu từ Canada và các nước khác.

Nhưng bất kỳ sự gián đoạn nào đối với các chuyến hàng của Nga vận chuyển qua Ukraina, hoặc sự phá hoại các đường ống khác ở Bắc Âu, sẽ làm tê liệt phần lớn lục địa và làm biến dạng chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu. Đó là bởi vì, các nhà giao dịch nói, phần còn lại của thế giới không có khả năng thay thế dầu của Nga.

Ngay cả khi các chuyến hàng dầu của Nga không bị gián đoạn, Mỹ và các đồng minh có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc kiểm soát xuất khẩu đối với các công ty Nga, hạn chế khả năng tiếp cận thiết bị của họ, điều này có thể làm giảm dần sản lượng của Nga.

Ngoài ra, việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang Châu Âu bị gián đoạn có thể buộc một số công ty tiện ích phải sản xuất nhiều điện hơn bằng cách đốt dầu chứ không phải khí đốt. Điều đó sẽ làm tăng nhu cầu và giá cả trên toàn thế giới.

Xăng lại tăng giá nhưng lý do lại thường đúng vào mùa hè?

Trạm Slavyanskaya, điểm đầu của đường ống Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga sang Đức. Ảnh: Nord Stream 2

Bao giờ giá dầu giảm?


Giá dầu lên xuống theo chu kỳ, và có một số lý do khiến giá có thể giảm trong vài tháng tới. Đại dịch còn lâu mới kết thúc và Trung Quốc đã đóng cửa một số thành phố để ngăn chặn sự lây lan của virus, làm chậm nền kinh tế và nhu cầu năng lượng của nước này. Nga và phương Tây có thể đạt được một thỏa thuận - chính thức hoặc ngầm - để ngăn ngừa xung đột ở Ukraina.

Và Mỹ cùng các đồng minh có thể khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 mà cựu Tổng thống Donald Trump đã từ bỏ. Một thỏa thuận như vậy sẽ cho phép Iran bán dầu dễ dàng hơn nhiều so với hiện tại. Các nhà phân tích cho rằng Iran có thể xuất khẩu 1 triệu thùng hoặc hơn mỗi ngày nếu thỏa thuận hạt nhân được khôi phục.

Cuối cùng, giá cao có thể làm giảm nhu cầu về dầu đủ để giá dầu giảm. Ví dụ, một trong những khuyến khích tài chính chính để mua ôtô điện là điện có xu hướng rẻ hơn xăng mỗi kilomet. Doanh số bán ôtô điện đang tăng nhanh ở Châu Âu, Trung Quốc và ngày càng tăng ở Mỹ.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: