22/7/19

Nghi lễ cúng cô hồn đúng chuẩn tháng 7 âm lịch để tránh rước vong vào nhà

Theo tín ngưỡng tâm linh của người Việt, tháng 7 âm lịch hàng năm được xem là tháng cô hồn, ngày xá tội vong nhân. Không chỉ là ngày để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên ông bà, những người đã khuất mà còn là ngày để cứu giúp các linh hồn lang thang, đói khổ, không có gia đình. Cúng cô hồn nên chuẩn bị mâm lễ như thế nào, cùng vào thời gian nào, và khấn bài kinh nào đúng phong tục, mang lại may mắn cho gia chủ? 

Nghi lễ cúng cô hồn đúng chuẩn tháng 7 âm lịch để tránh rước vong vào nhà
Nghi lễ cúng cô hồn đúng chuẩn tháng 7 âm lịch để tránh rước vong vào nhà 

1. Chuẩn bị mâm lễ vật cúng cô hồn - cúng chúng sinh gồm những gì?


Trong ngày cúng cô hồn, người trần gian cúng cháo, cúng gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống của họ. Hơn nữa, có một số nơi ở Việt Nam còn bổ sung trong bài cúng cô hồn cách gọi quỷ đói là thần cửa sau hay anh em tốt để lấy lòng quỷ đói.

Trên mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm có:

– Muối/gạo (1 đĩa).
– Hoa Cúc hoặc hoa hồng
– Cháo trắng nấu loãng (12 bát nhỏ) hay là cơm vắt: 3 vắt.
– 12 cục đường thẻ
– Giấy tiền vàng bạc, quần áo chúng sinh đủ màu (tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 trở lên)
– Bánh, kẹo
– Sữa
- Trầu cau (lá trầu và quả cau phải đẹp, không được sứt mẻ hoặc bị rách).
– Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)
– Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...
– Mía (để nguyên vỏ và cắt khúc khoảng 15cm).
– 3 cốc nước trắng
– 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ, đèn
– Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

Ở một số nơi còn chuẩn bị cá, tôm… để phóng sinh. Đây không phải là tục lệ bắt buộc, mà có thể làm vào mọi dịp trong năm, phóng sinh để làm phúc cho động vật, giúp chúng có cơ hội được sống.

Đồ cúng sau khi hoàn thành cúng cô hồn thì người cúng không ăn cũng không đem vào nhà mà có thể cho trẻ con hoặc ăn mày. Hàng mã đốt ngay tại chỗ cúng và muối gạo rải ra xa để mời vong linh rời đi không ở lại quấy nhiễu gia chủ. 
Nghi lễ cúng cô hồn đúng chuẩn tháng 7 âm lịch để tránh rước vong vào nhà
Tập tụng cúng cô hồn ở Việt Nam

2. Lễ cúng cô hồn thường cúng vào giờ nào?


Theo truyền thuyết dân gian, tháng 7 âm lịch gọi là tháng cô hồn. Từ ngày mùng 2/7 đến ngày 12/7 âm lịch, Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan cho ma quỷ, sau 12 giờ đêm rằm tháng 7 phải quay lại địa ngục. Vào lúc đó, các cô hồn được xá tội sẽ về dương thế, vất vưởng khắp nhân gian. Thời gian chuẩn nhất để cúng cô hồn là vào lúc chiều tối các ngày từ ngày mùng 1 đến ngày 15/7 âm lịch bởi các cô hồn rất yếu, thường sợ ánh sáng nên không dám đến nhận những đồ cúng vào ban ngày, vì vậy cúng vào lúc trời nhá nhem tối cô hồn mới dễ nhận được đồ mà gia chủ cúng. 

Không chỉ có tục cúng cô hồn vào tháng 7, nhiều người còn cúng cô hồn hàng tháng. Với họ việc cúng cô hồn là một hành động từ bi bác ái, thể hiện tinh thần chia sẻ sự đau khổ với chúng sinh thiếu phước, bị đói khát triền miên, lang thang từ lâu không được siêu thoát hoặc không được người thân cúng kiến. Hành động tích nhiều phước giúp cho người sống có cuộc sống an lành, thoải mái và yên ấm hơn. Không bao giờ phải băn khoăn về những cô hồn bao quanh quấy nhiễu công việc, cuộc sống của họ.

Cúng cô hồn hàng tháng thì chỉ cần chuẩn bị những đồ đơn giản, chứ không cần cầu kỳ như cúng cô hồn tháng 7. 
Nghi lễ cúng cô hồn đúng chuẩn tháng 7 âm lịch để tránh rước vong vào nhà
Nên đốt vàng mã ngay tại nơi cúng chúng sinh

3. Những lưu ý khi cúng cô hồn

- Đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán).

- Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không đem vào nhà. Đồ mã đốt ngay tại chỗ, còn đĩa gạo muối tung ra tám hướng. Sau đó tiến hành đốt vàng mã.

- Theo các chuyên gia, với mâm cúng phật thì chỉ chuẩn bị đồ chay, còn với mâm cúng ông bà, tổ tiên hay cúng cô hồn tháng 7 thì có thể cúng các đồ mặn.

- Khi việc cúng xong xuôi, thường có tục giật cô hồn (cướp đồ cúng).

- Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để đúng 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây nhang.

- Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu có những người tranh nhau giật đồ cúng mà gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Bởi theo ông bà thường nói, những đồ đó đã bị quỷ đói ăn rồi nếu giật lại, là vô lễ với chúng hậu quả nhận được là điều tệ hại. 

- Gia chủ không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà, nếu không ai giành giật thì cho những người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội. Đây cũng là một trong nhiều điều nên làm trong tháng cô hồn các gia đình cần biết.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: