22/7/19

Nguồn gốc tháng cô hồn và sự tích Lễ Vu Lan theo quan niệm dân gian, xem ngày tốt ngày xấu

Dân gian quan niệm, tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn hay tháng lễ Vu Lan báo hiếu. Truyền thuyết kể lại rằng, tháng 7 âm lịch cửa địa ngục mở và ma quỷ sẽ trở lại dương gian quấy nhiễu người phàm. Ngoài cúng cô hồn người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Nguồn gốc tháng cô hồn và sự tích Lễ Vu Lan theo phong tục dân gian, xem ngày tốt ngày xấu

1. Nguồn gốc tháng 7 cô hồn


“Cô hồn” là linh hồn đơn độc, không nơi nương tựa, lang thang vất vưởng. Như cái tên thì tháng 7 âm lịch là thời điểm của ma quỷ, tháng mà các cô hồn dã quỷ lang thang vất vưởng xuất hiện ngoài đường rất nhiều.


Từ xa xưa, người Việt quan niệm con người có hai phần đó là phần xác và phần hồn. Khi tuổi thọ đã tận, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm quyết định nơi linh hồn của họ sẽ đến lúc mất. Và tục lệ cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Quốc. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho phép ma quỷ tự do bay đến dương gian thăm gia đình, tìm kiếm đồ ăn, đến sau 12h đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Việc cúng cô hồn mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn… Cúng cô hồn để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. 

Theo truyền thuyết khác, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thì thấy một con ngạ quỷ người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó. Quỷ nói: “Nếu muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên thì ông cũng được tăng thọ”.

Tôn giả A Nan Đà đem chuyện này nói với đức Phật. Phật bèn làm một bài chú tên là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ đà la ni”, đem tụng trong lễ cúng tam bảo để cầu siêu thoát cho quỷ đói miệng lửa. Về sau, dân gian hiểu rộng ra thành lệ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung, nhất là những cô hồn không có thân nhân cúng tế, phải vật vờ không nơi nương tựa.

Lễ cúng vốn mang tên “phóng diệm khẩu”, tức thả quỷ miệng lửa, dần dần thành xá tội vong nhân – tha tội cho mọi người đã chết.

Bởi vậy, vào đêm 14/7, người ta thường đốt nến, hóa vàng bạc hoặc giết gà vịt, cháo, gạo, muối hối lộ cúng quỷ đói để cầu được bình an và những điều tốt đẹp, không bị ma quỷ hại phá, đó chính là nguồn gốc của tên gọi Tết Quỷ. Nguồn cội của Tết Quỷ gắn liền với văn hoá Đạo giáo của Trung Quốc, bởi Phật giáo không có chủ trương sát sinh hoặc đốt vàng bạc hàng mã để cúng tế quỷ thần.

"Cô hồn” trên văn hóa dân gian, trong mắt của những người bình thường luôn có một chút bí ẩn, tháng 7 âm lịch thành tập quán văn hóa, đặc biệt là nếu gia đình có người lớn tuổi, để biết thêm tháng 7 âm lịch và những điều cấm kỵ họ sẽ giúp bạn giải đáp.

2. Sự tích Lễ Vu Lan trong tháng 7

Nguồn gốc tháng cô hồn và sự tích Lễ Vu Lan theo phong tục dân gian, xem ngày tốt ngày xấu

Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm, ngoài cúng cô hồn người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Sự tích lễ Vu Lan có từ thời của đức Phật. Thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, trong số 10 đại đệ tử của ngài có một vị tôn giả tên Mục Kiền Liên. 

Ngài Mục Kiền Liên được liệt vào hạng thần thông đệ nhất và có nhiều phép thuật nhất với khả năng nhìn soi các cõi. Sau này Mục Kiền Liên đắc quả A La Hán thoát khỏi nghiệp sinh tử và có pháp lực thần thông cao cường. Trước khi Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, cha mẹ của ngài đều đã mất sớm.

Sau một thời gian tu luyện đắc quả, Ngài nhớ tới người mẹ của mình, không biết mẹ đang ở cõi nào. Ngài muốn báo ân phụ mẫu bèn dùng thiên nhãn quan sát khắp nơi, Ngài đã soi ra mẹ của mình đang bị đọa trong địa ngục.

Nhìn mẹ thân hình tiều tụy, bụng to như núi, mà cổ họng chỉ nhỏ như cây kim, không thể ăn uống gì được, thân thể hai người chỉ còn da bọc xương mà thôi. Mục Kiền Liên vận dụng phép thần thông đến với mẹ và dâng cơm cho mẹ ăn. Nhưng ác nghiệt làm sao, những hạt cơm cứ gần tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành lửa.

Không có cách nào khác, Mục Kiền Liên trở về hỏi Đức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: “Cha mẹ ông thời còn sống đạ tạo ra vô số tội lỗi, cho nên sau khi chết phải bị đoạ vào địa ngục làm quỷ đói để chịu quả báo. Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu.

Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó! Vào ngày rằm từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, tất cả tăng chúng đều cùng tụ họp tinh tiến tu hành, đến ngày rằm tháng 7 thì kết thúc và trong ngày này sẽ có nhiều tăng chúng đắc chánh quả. Ngày ấy, nếu ngươi muốn cứu song thân khỏi khổ quỷ đói, phải cúng dường cơm chay cho tăng chúng, như vậy công đức rất lớn, không những việc làm đó có thể giải thoát cho song thân ngươi khỏi khổ quỷ đói, mà thậm chí còn có thể khiến 7 kiếp của song thân người còn được hưởng phúc trên trời."

Mục Kiền Liên đã làm theo hai điều Phật dạy. Thứ nhất, đem của cải gia đình của ông đi cúng cho các vị chư tăng. Thứ hai, nhờ oai lực của mười phương chư tăng lập đàn cầu siêu tế độ cho mẹ thì bà mới siêu thoát địa ngục được.

Sau khi hoàn thành đúng hai điều như vậy, nhờ oai lực chư tăng lập đàn thì mẹ ngài Mục Kiền Liên mới thoát khỏi địa ngục và siêu thăng lên trời. Đặc biệt ở chỗ không chỉ linh hồn mẹ ông được siêu thoát mà ngay cả các vong hồn lân cận trong hỏa ngục cũng được hưởng lây.

Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời. Lễ Vu Lan 2019 là ngày thứ 5, ngày 15 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch).

3. Tháng cô hồn 2019 là tháng mấy vào ngày nào?

Tháng cô hồn là tháng mấy?

Hằng năm tháng cô hồn bắt đầu từ ngày 1/07 đến hết tháng 7 âm lịch hàng năm. 
Tháng cô hồn bắt đầu từ ngày nào?
Tháng cô hồn năm 2019 sẽ bắt đầu từ ngày 1/8 đến hết 29/8/2019 dương lịch. 
Tháng cô hồn bắt đầu từ ngày mùng 1/7/2019 âm lịch (Thứ năm ngày 1/8/2019 dương lịch) và kết thúc ngày 29/7/2019 âm lịch (tức chủ nhật ngày 29/8/2019 dương lịch).

Cụ thể những ngày tốt và ngày xấu trong tháng 7 cô hồn gồm những ngày nào thì mời bạn xem dưới đây:

Ngày tốt trong tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch):

Ngày 2/7 AL; ngày 5/7 AL: ngày 7/7, ngày 8/7 AL; ngày 11/7 AL; ngày 12/7 AL, ngày 14/7 AL, ngày 17/7 AL, ngày 19/7 AL, ngày 20/7 AL, ngày 23/7 AL, ngày 24/7 AL, ngày 26/7 AL, ngày 29/7 AL

Ngày xấu trong tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch):

Ngày 1/7 AL; ngày 4/7 AL; ngày 6/7 AL; ngày 9/7 AL; ngày 10/7 AL; ngày 13/7 AL,..

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: