3/8/22

Tại sao Phật tử ăn chay không ăn hành, tỏi và mâm cỗ cúng có nên dùng tỏi không?

Ăn ngũ tân có tai hại lớn nhưng đa số Phật tử tu học Phật pháp không hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ Tại sao Phật tử không ăn tỏi nên thường thích ăn ngũ tân cho ngon miệng.

Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806). Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân.

tai-sao-phat-tu-an-chay-khong-an-hanh-toi-va-mam-co-cung-co-nen-dung-toi-khong

Hành tỏi có được gọi là đồ chay?


Nguyên liệu là hành tỏi như một phần gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Việt. Đa phần người Việt đều cho rằng hành tỏi là đồ chay vì nó là thực vật. Tuy nhiên vẫn có nhiều người nghĩ rằng hành tỏi không phải đồ chay.

Câu hỏi “ ăn hành tỏi có được gọi là ăn chay không” được đặt ra với rất nhiều người. Người xưa nói rằng điều đó còn tuỳ thuộc vào trường phái mà bạn theo. Nếu bạn theo Đạo Phật, việc ăn tỏi được coi là cấm kỵ còn nếu bạn theo những Đạo khác thì điều đó còn tuỳ thuộc vào giới luật của tôn giáo bạn theo đề ra.

Tại sao Phật tử không ăn tỏi


Người Phật tử thường được khuyên răn nên ăn chay, không nên ăn thịt các con vật nhưng việc thậm chí không được ăn tỏi và một số gia vị khác thuộc loại cây cỏ khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Vậy tại sao Phật tử không ăn tỏi?

Không chỉ không ăn tỏi, người Phật tử được khuyên nên kiêng cữ ngũ vị tân. Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam.

Lý do bởi vì đặc tính của những gia vị này chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục.
Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.

Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”.

Đây không đơn giản là vấn đề tâm linh, ví dụ vì sao ăn chín lại phát sanh dâm niệm? Vì ngũ tân có tác dụng làm cho can hỏa vượng, nên dâm niệm phát sanh. Vì sao ăn sống lại tăng trưởng sân hận? Vì ngũ tân làm động can khí nên sân hận dễ phát sanh.

Điểm chủ yếu chính là mùi vị hôi nồng của nó rất khó chịu, nhất là khi sống trong một tập thể, nếu ai cũng ăn nhằm loại cay hôi này thì tự nhiên họ không cảm thấy khó chịu. Cho nên, muốn giữ sự hòa vui trong tập thể thì nên hiểu điều này.

tai-sao-phat-tu-an-chay-khong-an-hanh-toi-va-mam-co-cung-co-nen-dung-toi-khong

Trường hợp nào Phật tử được phép ăn hành tỏi


Tuy nhiên, theo khoa y học cho biết, ngũ vị tân có chứa nhiều hoạt chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, được dùng để phòng và trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới ( WHO) về tỏi và hành có khả năng chữa các thứ bệnh cảm cúm, tim mạch và ung thư… Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được.

Theo Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng Ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”

Điều này, người tu theo Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại này, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm. Nhưng đối với những người tu theo Hiển giáo, thì có khác. Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không có cấm một cách tuyệt đối.

Theo lời giải đáp của Hòa thượng Thanh Từ về vấn đề này, qua câu hỏi của một Phật tử, được ghi lại trong bộ băng nhựa giảng giải về 33 vị Tổ Thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa, thì Hòa Thượng cho rằng, người Phật tử tu theo Hiển giáo, thì vẫn có thể dùng được những thứ này.

Trong Du Già Luận nói: “Giới cấm dùng ngũ vị tân này là vì muốn thủ hộ thánh giáo mới cấm chế, hoàn toàn thuộc về Giá giới. Vì thế, trong trường hợp có trọng bệnh, nếu y sĩ bảo phải dùng hành, tỏi... mới lành bệnh, thì Đức Phật đặc biệt khai giới cho”.

Kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Đại Trí Xá Lợi Phất, bản thân của Ngài mắc bệnh phong thấp rất nặng. Y sĩ bảo Ngài phải ăn thứ tỏi lớn củ. Tôn Giả đến cầu Phật chỉ dạy.

Phật dạy rằng: "Vì có bệnh nên được ăn, nhưng tỳ kheo bị bệnh, nếu phải ăn hành tỏi thì không được ở chung trong tăng đoàn, mà phải ở riêng biệt nơi vắng vẻ. Trong lúc ăn hành tỏi không được vào thất Phật, chùa Tăng, cũng không được vào nhà tắm của chúng Tăng tắm gội, không được nằm trên đơn, nệm chiếu của chúng tăng, không được đến nhà vệ sinh công cộng.

Khi lành bệnh rồi, không còn dùng hành, tỏi nữa, phải đợi sáu bảy ngày sau, tắm gội, giặt giũ y áo cho thật sạch, trên thân không còn hôi mùi hành, tỏi, lại phải dùng các thứ hương xông mới được vào trong chúng".

Đối với các Đạo khác thì ăn hành tỏi có được xem là ăn chay không?


Đối với Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại này, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm.Văn hóa ăn chay của đạo công giáo là họ chỉ ăn chay 2 ngày và kiêng thịt. Tuy nhiên họ lại cho phép ăn tôm, cua, cá và không nhắc đến việc kiêng hành tỏi .

Đối với Kitô giáo, ban đầu ăn chay là một việc làm tự nguyện của giáo dân lâu dần mới thành thói quen trong Hội Thánh, sau đó ăn chay trở thành luật buộc. Ngày nay, việc ăn chay và đã được giảm bớt đi chỉ còn 2 ngày là Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh.

Nói tóm lại, việc ăn hành tỏi có được coi là ăn chay không còn phụ thuộc vào việc bạn theo Đạo nào chứ không có một khái niệm nào chung nhất định. Đối với những Phật tử xuất gia hoặc tại gia tu theo Mật tông, thì tuyệt đối họ không bao giờ dùng. Ngược lại, những Phật tử tu theo Hiển giáo, thì không có kiêng cử tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu Phật tử nào ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn, thì đó cũng là điều rất tốt vậy.

tai-sao-phat-tu-an-chay-khong-an-hanh-toi-va-mam-co-cung-co-nen-dung-toi-khong

Món ăn chay sử dụng hành tỏi: Cơm cháy dầu hành chay


Nguyên liệu

- 1 lon gạo

- 1/2 muỗng đường

- 1/4 muỗng muối

- 1 chén hành thái nhỏ

- 2 muỗng dầu ăn

Cách làm

Bước 1

Đặt chảo gang lên bếp. Nếu là chảo gang hay sắt không cần dầu ăn đâu. Chảo phải nóng mới múc cơm bỏ vào. Chuẩn bị 1 chén nước trắng, dùng muỗng (gỗ là tốt nhất) nhúng sơ vào chén rồi ép mỏng cơm trên chảo sao cho càng mỏng càng ngon. Tip: Cơm dính muỗng nhúng muỗng vào chén nước sẽ không dính nữa. Chỉnh lửa nhỏ lại khi cảm thấy chảo nóng rồi nhưng phải đủ phủ hết đáy chảo

Bước 2

Chờ mặt dưới chảo phải hơi vàng dùng xẻng mỏng dích dần lên xung quanh miếng cơm, nếu dích được hết không dính chảo là thời điểm nên lật miếng cơm. Tiếp tục ép chặt xuống. Không nên cố nạy sẽ vỡ cơm. Làm như bước 1 chờ cơm vàng dích

Bước 3

Lật qua lại cho tới khi vàng đều hai mặt là được thì dịch ra đĩa. Chén hành cho dầu+ muối+ đường vào trộn đều. Sẵn chảo bỏ vào cháy luôn. Thêm dầu tuỳ ý nếu thấy không ngon hay cho thêm 1 muỗng canh nước để có chút nước. Hành vừa xém tắt bếp liền tiếp tục đảo và nêm lại cho vừa ăn. Đổ ra chén hay trét thẳng miếng cơm tuỳ ý. Cũng có thể bỏ cả chén hành dầu vào lò vi sóng quay 30s -1p rồi trộn gia vị cho vừa ăn. Nhưng không thơm bằng cháy.

Bước 4

Món này nếu thích có thể kho bò kho sệt nước kẹp ăn chung rất ngon. Hoặc ăn với kho quẹt rau luộc không cần mỡ hành. Cơm ăn không hết bỏ đó hôm sau nướng lại cũng rất thơm.

Mâm cỗ cúng có nên dùng tỏi hay không?


Rất nhiều gia đình làm cơm cúng cho tỏi vào các món ăn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn, có nên hay không cho gia vị này vào mâm cơm cúng?

TS.Trần Hữu Sơn, chuyên gia văn hóa sẽ đưa ra lời khuyên với các gia đình.

tai-sao-phat-tu-an-chay-khong-an-hanh-toi-va-mam-co-cung-co-nen-dung-toi-khong
Mâm cơm cúng đầy đủ món mặn.

Đối với những người theo Phật thì họ tuân thủ theo đúng nghi lễ nhà Phật là không cúng tỏi. Theo lý giải, phật tử không nên ăn tỏi bởi vì đặc tính của những thứ này nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi và dễ sinh nóng giận. Do có mùi nên sẽ bị xa lánh, bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy. Nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội. Chính vì vậy, nếu Phật tử nào ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn tỏi, thì đó cũng là điều rất tốt.

Bên cạnh đó, TS Trần Hữu Sơn cũng cho biết, có nhiều gia đình không theo đạo Phật, mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa. Với nhà khá giả có thể có nhiều hơn.

4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm. Có gia đình cho tỏi vào món ăn nhưng có gia đình không cho gia vị này.

Nếu cúng mặn thì mâm cơm có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong.

“Nếu cẩn thận và để tâm lý thoải mái yên tâm thì không nên cho tỏi vào các món ăn để làm cơm cúng”, TS.Trần Hữu Sơn khuyến cáo.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: