3/8/22

Lễ Thất Tịch 7/7 âm lịch là ngày gì, chùa nào cầu tình duyên và kiêng kỵ điều gì?

Lễ Thất Tịch 7/7 âm lịch là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm, được coi là ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Thời gian sự kiện diễn ra gắn liền với ngày tái ngộ nồng thắm của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, ngày Thất tịch cũng có sự khác biệt về nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục.

Lễ Thất Tịch, hay còn gọi là lễ Khất Xảo, theo các thông tin xuất hiện trong các ghi chép lịch sử và tắc phẩm văn học, người Trung Quốc tin rằng lễ Thất Tịch bắt nguồn từ thời nhà Hán (206 TCN – 220).

Tuy nhiên, cũng có nhiều chứng cứ cho thấy lễ Thất Tịch thậm chí còn tồn tại từ 3.000 - 4000 năm trước, khi con người bắt đầu quan tâm đến thiên văn học, và sự sùng bái các chòm sao được hình thành tự nhiên, không chỉ có mỗi sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ.

le-that-tich-7-7-am-lich-la-ngay-gi-chua-nao-cau-tinh-duyen-va-kieng-ky-dieu-gi

Nguồn gốc ngày Thất tịch


Thất tịch bắt nguồn từ Trung Quốc, liên quan tới hai nhân vật có tên Ngưu Lang và Chức Nữ.

Tương truyền, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương. Ngưu Lang đã giành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.

Một ngày nọ, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng bị chặn ở sông Thiên Hà, ranh giới cõi phàm và tiên. Không thấy Chức Nữ, Ngưu Lang cứ ngồi đó chờ mãi.

Từ đó về sau, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.

Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (mồng 7 tháng 7 Âm lịch) được gặp nhau một lần.

Lê Thất Tịch ở các nước trên thế giới

Trung Quốc

Ngày hội truyền thống ở Trung Quốc là dịp để các thiếu nữ cầu nguyện đất trời về những điều tốt lành trong tình yêu và hôn nhân sẽ sớm đến với mình. Ngày lễ cũng thể hiện sự tôn kính của con người với thiên nhiên và những người phụ nữ giỏi giang. Quan niệm rằng, nếu các cặp đôi yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ vào ngày lễ Thất tịch thì sẽ được bên nhau mãi mãi. Ngoài ra, người Trung Quốc cũng tin rằng, những người cô đơn khi ăn chè đậu đỏ trong ngày này sẽ sớm tìm được người mình yêu thương.

Hàn Quốc

Lễ Thất tịch ở Hàn Quốc được gọi là Chilseok. Vào ngày này, người Hàn Quốc theo truyền thống sẽ đi tắm để có sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ cũng thưởng thức những món ăn làm từ lúa mì như: bánh mì bột mì, bánh mì nướng, bánh kếp lúa mì hoặc bánh dày phủ đậu đỏ.

Nhật Bản

Ngày Thất tịch du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ 8, phổ biến rộng rãi từ thời Edo, còn được gọi là lễ Tanabata. Lễ hội được bắt đầu vào ngày 7/7, với nhiều hình ảnh trang hoàng được làm từ giấy. Theo phong tục, người dân sẽ xếp giấy thành hình để trang trí hoặc để tặng nhau để chúc may mắn, tốt lành.

Họ cũng sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để mong ước những điều may mắn, vụ mùa bội thu và cầu cho sự thịnh vượng. Người trẻ thì cầu nguyện trong ngày này, mong sớm tìm được một nửa như ý.

Việt Nam

Tại Việt Nam, Lễ Thất tịch cũng đã có từ rất lâu đời. Thời tiết tháng 7 âm lịch thường có mưa rất nhiều, đặc biệt là miền Bắc, tương truyền rằng đây là những giọt lệ của vợ chồng Ngâu, nên trong dân gian còn có tên gọi khác là ngày ông Ngâu bà Ngâu. Vào ngày này, các cặp đôi yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt, chuyện tình yêu sẽ được hạnh phúc viên mãn. Với những người độc thân, việc đi chùa cầu may cũng để sớm tìm được ý trung nhân. Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người cầu sức khỏe, tài lộc và bình an cho bản thân và gia đình.

Khoảng 2 năm trở lại đây, giới trẻ truyền tai nhau, ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch cũng là một cách để cầu nhân duyên may mắn. Thực tế, đây không phải cổ tục của nước ta. Hạt đậu của Việt Nam cũng có sự khác biệt so với hồng đậu - một loại đậu bản địa có hình trái tim, cứng như gỗ nghiến, màu đỏ tươi thuần khiết không bao giờ phai nhạt, tượng trưng cho tình yêu - nên thường dùng để kết thành vòng, xâu chuỗi trong lễ Thất tịch ở Trung Quốc.

Cho đến nay, vẫn không có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc ăn chè đậu đỏ có thể đem lại may mắn, bên nhau bền lâu trong tình duyên, hay sớm gặp được ý trung nhân cho những người còn đang độc thân. Nhưng đây cũng là một món ăn bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe, đáng để ăn trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay./.

Trong ngày này, chuyên gia phong thủy Phùng Phương lưu ý các bạn hãy làm 3 việc sau đây để cầu mong tình duyên như ý, hôn nhân vững bền.

Đi chùa cầu duyên


Vào ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng, người Việt thường đi lễ chùa để cầu bình an, sức khỏe cho gia đình. Đây còn được xem là nơi chữa lành tinh thần sau những mệt mỏi, áp lực bi thương của cuộc sống, đem lại cảm giác an lành, tĩnh tại cho tâm hồn.

Ngoài ra, đối với những ai tình duyên lận đận, chưa tìm được ý trung nhân, thì đi lễ chùa cũng là cách thể hiện mong cầu cho con đường tình duyên gặp nhiều thuận lợi.

Một vài địa điểm linh thiêng mà các bạn có thể ghé thăm trong dịp tháng 7 âm này để cầu tình duyên.

Am Mỵ Nương: Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội). Đây là nơi được người đời truyền tụng rất có ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hành phúc gia đình.

Đền Chử Đồng Tử: Đền ở Khoái Châu, Hưng Yên, gắn liền với mối tình giữa nàng công chúa Tiên Dung với chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo Chữ Đồng Tử. Mọi người tới đây để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm.

Chùa Duyên Ninh: Tọa lạc trong thành Tây Hoa Lư ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình). Chùa là một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông người dân tới cầu phúc, cầu may, đặc biệt là cầu duyên.

Chùa Minh Hương: Nằm ở trung tâm Q.5 (TP.HCM) thờ Quan Vân Trường, dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng theo khẳng định của nhiều người thì sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần. Rất nhiều bạn trẻ đã đến đây để mong tìm được mối nhân duyên cho mình.

Chùa Hà: Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, quân Cầu Giấy được nhiều người dân Hà Nội biết và đến lễ vào những dịp Tết, ngày rằm. Đây là một trong những ngôi chùa rất linh thiêng trong chuyện cầu duyên.


le-that-tich-7-7-am-lich-la-ngay-gi-chua-nao-cau-tinh-duyen-va-kieng-ky-dieu-gi

Ăn chè đậu đỏ cầu tình duyên


Trào lưu ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch được phổ biến trong giới trẻ hiện nay với quan niệm ăn đậu đỏ sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn trong tình duyên. Còn đối với các cặp đôi thì ăn chè đậu đỏ vào ngày này sẽ được bên nhau lâu dài và tình cảm cũng sẽ bền chặt hơn.

Lý do rộ lên trào lưu ăn chè đậu đỏ là vào ngày này là vì theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ là vật mang lại nhiều may mắn, màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ và hạnh phúc. Vì thế, ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch được coi là cách cầu nhân duyên hoặc giúp cho tình cảm lứa đôi được vững bền, không bị chia cắt.

Ngoài chè đậu đỏ, trong ngày lễ Thất tịch, mọi người cũng thường ăn những món ăn được làm từ đậu đỏ như xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ, kem cá đậu đỏ, bánh bao nhân đậu đỏ,…

Trong giới trẻ ngày nay, nhiều bạn không tin câu chuyện "đậu đỏ giúp thoát ế" nhưng vẫn hứng khởi hưởng ứng trào lưu này như một cách tô điểm cho cuộc sống thêm màu sắc. Hơn nữa, chè đậu đỏ cũng là món ăn rất tốt cho cơ thể. Vì thế, cứ gần đến ngày 7/7 âm lịch là những thanh niên còn độc thân lại bắt đầu rủ nhau ăn chè đậu đỏ để sớm tìm được nửa kia của mình.

Làm nhiều việc thiện


Ngày Thất tịch có ý nghĩa tâm linh khá lớn nên bạn có thể làm những việc thiện, giúp đỡ mọi người nếu có thể để tăng thêm phúc phần, giúp những gì bạn mong cầu sớm thành hiện thực.

Kiêng kỵ trong ngày Thất Tịch 2022

Kỵ chia tay vào ngày Thất Tịch

Dân gian cho rằng ngày 7/7 âm lịch là ngày cực âm, tháng cực âm. Chia tay vào ngày Thất Tịch thì lương lai không hạnh phúc, không được Ngưu Lang Chức Nữ chúc phúc, đường tình duyên càng thêm lận đận.

Kiêng kỵ mặc quần áo có vết rách

Tương truyền, công việc của Chức Nữ là dệt vải. Nếu như quần áo có vết rách nghĩa là chuyện tình cảm xuất hiện điều thiết sót, có thể xảy ra rạn nứt, khó hàn gắn.

Kiêng ăn thịt bò

Theo truyền thuyết, công việc của Ngưu Lang là chăn bò. Vì vậy, vào ngày 7/7 âm lịch, người ta kỵ ăn thịt bò để tránh làm phật lòng Ngưu lang khiến các cặp đôi xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.

Kỵ la mắng, dịch chuyển giường trẻ con

Theo quan niệm dân gian, mỗi em bé đều có các Sàng Mụ (hay gọi là bà Mụ) bảo vệ. La mắng trẻ chính là chọc giận họ, làm giảm phước lành của bé.

Người ta cũng kiêng dịch chuyển giường của trẻ nhỏ vào ngày 7/7 âm lịch vì cho rằng nó làm kinh động đến các bà Mụ, khiến phước lành của trẻ bị suy giảm.

Không nên làm đám cưới

Bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, đây là ngày họ được đoàn tụ sau 1 năm xa cách. Thế nhưng chưa được đoàn tụ bao lâu thì lại phải xa cách và mang theo nhiều nỗi buồn, thương nhớ. Chính vì thế, nhiều người quan niệm ngày này không may mắn và không nên tổ chức đám cưới.

le-that-tich-7-7-am-lich-la-ngay-gi-chua-nao-cau-tinh-duyen-va-kieng-ky-dieu-gi

Không nên xây nhà dựng cửa

Có nhiều câu chuyện để lý giải cho vấn đề này, theo thời tiết Việt Nam thì vào ngày 7 tháng 7 thường sẽ có mưa và sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc thi công nhà cửa.

Cùng với đó, tháng 7 thường được gọi với tên "tháng cô hồn" - thời điểm ma quỷ thường quấy phá nên sẽ kiêng kỵ cho những việc trọng đại trong đó có xây dựng nhà cửa.

Tránh làm những điều ác

Làm việc thiện lành và tránh làm những điều ác là việc mà ai cũng nên làm, không chỉ riêng vào ngày Thất Tịch. Tuy nhiên, vào ngày này việc tránh làm điều ác là đặc biệt cần thiết để cầu bình an cho bản thân và gia đình, thêm vào đó sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp với người mình thương yêu.

Dân gian cũng cho rằng tránh xa những điều ác trong ngày này sẽ giúp bạn may mắn hơn trên con đường tình duyên của mình.


Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: