11/9/22

Vì sao nhà tuyển dụng nào cũng hỏi 'Sở thích của bạn là gì' khi phỏng vấn ứng viên?

“Sở thích của bạn là gì?” là câu hỏi mà nhà tuyển dụng nào cũng đặt ra cho ứng viên trong một cuộc phỏng vấn. Dĩ nhiên đây là câu hỏi dễ trả lời và ít khi nào ứng cử viên thắc mắc tại sao người ta hay hỏi như thế. Vậy mà, đằng sau câu hỏi tưởng chừng xã giao đó là cả một sự đánh giá quan trọng.

vi-sao-nha-tuyen-dung-nao-cung-hoi-so-thich-cua-ban-la-gi-khi-phong-van-ung-vien

1. Đánh giá khả năng làm việc nhóm


Có những hoạt động thể thao, vui chơi giải trí mang tính tập thể, nếu ứng viên thích những hoạt động đó thì công việc nhóm rất thích hợp.

Trái lại, nếu ứng viên chỉ thích đi du lịch một mình, chơi cờ vua… thì nên tuyển họ vào các vị trí cần tính độc lập cao.

2. Đánh giá khả năng lãnh đạo


Nếu ứng viên yêu thích tổ chức hội nhóm, là trưởng đoàn này, trưởng nhóm nọ thì ít nhiều kỹ năng lãnh đạo của họ là vượt trội hơn người khác.

Nhà tuyển dụng hoàn toàn an tâm huấn luyện ứng viên thành một người lãnh đạo.

3. Đánh giá khả năng tập trung công việc


Đó là khi ứng viên có quá nhiều sở thích. Vừa thích chạy bộ buổi sáng, tán gẫu buổi trưa, tối thì thích nghe nhạc, đánh đàn, thưởng thức ẩm thực hoặc chơi tennis, ngày nghỉ thì thích đi du lịch, tham gia công tác xã hội…

Nhiều sở thích quá thì lấy đâu thời gian để tập trung vào những công việc chính? Thêm nữa, nhiều sở thích chứng tỏ một người không có lập trường và thường a dua.

4. Đánh giá khả năng “bám trụ mục tiêu”


Ứng cử viên nói về một sở thích thường cần có mô tả quá trình hình thành và phát triển sở thích, và nhất là sự khẳng định mình đã đạt được những mục tiêu đối với sở thích đó. Ví dụ như ứng cử viên rất thích đi du lịch và đã đến được 3 trên 7 kỳ quan thế giới.

Nhà tuyển dụng rất thích người có mục tiêu trong cuộc sống như thế, vì trong công việc họ sẽ cũng như thế.

5. Đánh giá thời gian theo nghề


Sở thích không liên quan gì đến công việc thì sớm muộn gì ứng cử viên cũng bỏ nghề. Hoặc những người cho rằng mình chẳng có sở thích gì cả thì cũng khó theo nghề lâu dài. Nếu không có sở thích gì, thì việc cân bằng trong cuộc sống là rất vất vả, nhất là khi áp lực công việc đè nặng trong thời gian dài.

Ngoài ra, các ứng cử viên đừng có hoặc đừng cho biết những sở thích liên quan đến cái xấu như “thích chạy xe mô tô, thích nếm rượu, thích đi chơi qua đêm…” Những sở thích này dễ dẫn đến tai nạn làm cho bạn có phi phải nghỉ việc đột xuất, ảnh hưởng đến công ty.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: