28/11/24

Thắp Hương Lễ Phật: Khấn Xin Đúng Cách Để Được Phù Hộ
thap-huong-le-phat-khan-xin-dung-cach-de-duoc-phu-ho

Khi chúng ta đến chùa thắp hương lễ Phật, có bao giờ bạn tự hỏi: "Nên khấn nguyện điều gì để những mong ước của mình được linh ứng?" 

Dù nhiều người ngày nay thắp hương, bái lạy nhưng không phải ai cũng hiểu đúng cách cầu nguyện, thậm chí đôi khi còn hiểu sai và dẫn đến những hành động, suy nghĩ không đúng với đạo Phật.

Tại cửa ngôi chùa nọ, có một bà cụ tay cầm nén hương cao, vừa lạy vừa thầm khấn: "Quan Âm Bồ Tát ơi, Phật Bồ Tát ơi, con dâu của con đối xử tệ bạc với con, xin hãy trừng phạt nó cho thật xứng đáng!" Lời cầu nguyện này chẳng những không mang tính nhân ái của người học Phật mà còn gieo rắc hận thù, thật đáng sợ! Đó đâu phải là tinh thần từ bi của Phật pháp, mà trái lại, hoàn toàn cách xa đạo lý nhà Phật.

Cầu Nguyện Đúng Cách Khi Thắp Hương Mới Linh Ứng!

Có những người đến chùa lại khấn: "Thần Phật ơi, xin cho con kiếm được nhiều tiền. Nếu được như vậy, con sẽ đến đây thắp hương cúng thật lớn..." Cách cầu nguyện như thế chẳng khác gì đang giao dịch với thần Phật, mong muốn các ngài "hợp tác kinh doanh" với mình. Thực tế, việc thắp hương lễ Phật là một cách cầu phúc, an lạc, mong cho bản thân và gia đình được sức khỏe, bình an. Nhưng đừng chỉ chú trọng vào những lợi ích vật chất mà bỏ qua mục đích chính yếu của Phật pháp.

Vậy Điều Gì Là Quan Trọng Nhất Khi Cầu Nguyện?

Khi thắp hương, điều đầu tiên chúng ta nên khấn nguyện là: "Nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát gia trì, giúp con tiêu trừ mọi nghiệp chướng từ vô lượng kiếp đến nay. Những nghiệp xấu đã khiến con phải chịu đựng khổ đau trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, và cả những kiếp luân hồi trong lục đạo, hãy giúp con tiêu tan mọi tham, sân, si, mạn, nghi, và phiền não."

"Xin cho con phát khởi được tâm đại từ bi, tâm Bồ Đề và thực hành đầy đủ các hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Nguyện cho con sớm thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, đạt được an lạc viên mãn của quả vị Bồ Đề! Xin chư Phật, chư Bồ Tát phù hộ và gia trì, để trong kiếp này, khi con được sinh làm người, con có thể cứu độ chúng sinh và nhanh chóng chứng đắc quả vị Phật!"

Nếu trong kiếp này, con chưa đủ duyên để thành Phật, thì xin cho con được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi Phật A Di Đà, để tiếp tục tu hành Phật pháp. Và khi con đạt được quả vị Phật, con sẽ báo đáp ân nghĩa của tất cả chúng sinh! Mong sao con có thể tạo được duyên lành quý báu này!

Cầu Duyên Lành Và Tiêu Trừ Chướng Nghiệp

Để đạt được mục tiêu này, con xin nguyện rằng mọi duyên lành trong đời này, từ tài lộc, sức khỏe, tuổi thọ, trí tuệ, lòng từ bi, và công đức, đều được tăng trưởng. Xin cho mọi nghiệp chướng, đặc biệt là bệnh tật, tai ương, đau khổ và chướng ngại đều được tiêu trừ!

Lời Cầu Cho Những Người Thân Yêu

Khi thắp hương, chúng ta cũng nên nhớ đến những người thân yêu của mình. "Nguyện cho những người con yêu quý, cha mẹ, bạn bè và người thân của con đều được tiêu trừ mọi chướng ngại, gặp được duyên lành. Xin cho họ được xa lìa bệnh tật, tai ương, và nhận được sự che chở từ chư Phật. Mong rằng tâm của họ luôn đi theo con đường chính đạo, nhanh chóng đạt được quả vị Phật!"

Khi cầu nguyện đúng cách, chúng ta không chỉ không bỏ qua những điều cốt lõi mà còn có thể đạt được những mong cầu nhỏ hơn trong cuộc sống. Cả hiện tại và tương lai đều viên mãn.

Hãy Nói Những Lời Cầu Nguyện Này Và Được Hưởng Lợi Lạc

Khi chúng ta chân thành khấn nguyện với tâm ý thanh tịnh, công đức sẽ tự nhiên hướng về ta, và mọi ước nguyện của ta cũng sẽ được chư Phật, chư Bồ Tát phù hộ để thành hiện thực.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hoặc có ý nghĩa, hãy chia sẻ cho nhiều người để cùng học hỏi và thực hành!

3/8/22

Tại sao Phật tử ăn chay không ăn hành, tỏi và mâm cỗ cúng có nên dùng tỏi không?

Ăn ngũ tân có tai hại lớn nhưng đa số Phật tử tu học Phật pháp không hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ Tại sao Phật tử không ăn tỏi nên thường thích ăn ngũ tân cho ngon miệng.

Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806). Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân.

tai-sao-phat-tu-an-chay-khong-an-hanh-toi-va-mam-co-cung-co-nen-dung-toi-khong

Hành tỏi có được gọi là đồ chay?

7/10/21

Mỗi con giáp 1 Thần Tài độ mệnh: Muốn cầu tài lộc công danh vượng phát, chủ động nắm bắt!
Mỗi con giáp 1 Thần Tài độ mệnh: Muốn cầu tài lộc công danh vượng phát, chủ động nắm bắt!

Mỗi con giáp lại có một vị Thần Tài độ trì giúp tài lộc dồi dào, kinh doanh phát đạt. Vậy Thần Tài độ mệnh cho 12 con giáp cụ thể là những ai và câu chú tụng niệm của từng vị ra sao? Cách cúng dường thế nào?

Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến Ngũ bộ Thần Tài Tây Tạng (tức 5 vị Thần Tài trong Phật giáo Tây Tạng).

Những vị Thần Tài theo quan niệm khác, nước khác bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ở bài viết:

24/6/21

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng

Hoa Ưu đàm Bà la là tên xuất phát từ tiếng Phạn cổ, có nghĩa là một loài hoa tốt lành từ thiên thượng. Đây là một loại hoa nhỏ li ti màu trắng hình hoa tulip mọc trên thân giống như sợi cước màu trắng.

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng
“Ưu Đàm Bà La Hoa, báo hiệu điềm lành, 3000 năm mới nở một lần, cũng là lúc Kim Luân Vương xuất hiện”. (Ảnh: Falundafa)

4/6/21

Bố thí ba la mật là gì? Hiểu xong bạn sẽ tự soi lại mình

Không ít người thực hành bố thí nhưng không phải ai cũng hiểu Bố thí ba la mật là gì? Tìm hiểu khái niệm này sẽ mở ra cho bạn một cách nhìn hoàn toàn mới trong việc giúp đỡ người khác.

Bố thí ba la mật là gì? Hiểu xong bạn sẽ tự soi lại mình

Chúng ta vốn đã biết rằng bố thí là một hành động tích cực giúp tích lũy rất nhiều công đức. Tuy nhiên, không ít người vẫn bố thí sai phương pháp. Không chỉ xuất phát từ cách cho mà còn từ tâm của người cho, có người bố thí vì để thể hiện, để có chút danh tiếng, để được xem là người tốt, thiện lành hoặc mong được thoát nạn, cầu may.

3/6/21

Vì sao Đức Phật, Bồ Tát ngồi trên hoa sen mà không phải loài hoa khác?

Hình ảnh hoa sen quá đỗi quen thuộc với người Việt Nam, nhất là khi nó gắn liền với biểu tượng Phật giáo. Người ta thường thấy tượng Phật, chư vị Bồ Tát tọa ngồi trên tòa sen. Vậy vì sao lại là hoa sen mà không phải loài hoa khác, ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo là gì? Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của loài hoa kỳ diệu này trong đạo Phật.

Vì sao Đức Phật, Bồ Tát ngồi trên hoa sen mà không phải loài hoa khác?

11/5/21

Hiểu Đúng Về 3 Loại: Tri Thức, Trí Tuệ Và Trí Huệ
Hiểu Đúng Về 3 Loại: Tri Thức, Trí Tuệ Và Trí Huệ

Trí tuệ là cái làm nên Con Người. Đó là hiện tại của Con Người. Thông qua Trí tuệ Con Người thực hiện chức năng sống. Và tất cả các hoạt động khoa học, tất cả các hoạt động kinh doAпʜ, tất cả các hoạt động chính trị, hệ thống tôn giáo và các hoạt động tâm lý,... của Con Người đều dựa vào nền tảng chung đấy là Trí tuệ. Trí tuệ là cái làm nên con người.

10/3/21

Lục đạo là gì? Tại sao nói lục đạo luân hồi đều do tâm niệm mà thành
Lục đạo là gì? Tại sao nói lục đạo luân hồi đều do tâm niệm mà thành

Phật giáo nói rằng chúng sinh do các thiện nghiệp và ác nghiệp đã tạo ra trong những đời quá khứ (tức là các đời trước đời hiện tại) mà sinh ra 6 loại trạng thái sinh tồn của sinh mệnh khác nhau.

Lục đạo luân hồi là câu nói trong Phật giáo, lục đạo còn gọi là "lục thú". Cụ thể lục đạo chỉ những cảnh giới nào? Con người sau khi chết thác sinh, tại sao lại có sự khác biệt "lục đạo" (sáu nẻo luân hồi)? Có thể siêu thoát không? Trong Phật giáo nói rằng, lục đạo luân hồi đều do "tâm niệm" mà thành, thực sự có việc này không? Trong "Cao tăng truyện" có câu chuyện "Tăng hổ" sẽ đem lại cho chúng ta những suy nghĩ phản tỉnh và thể ngộ.

Lục đạo luân hồi là gì