28/11/24

Thắp Hương Lễ Phật: Khấn Xin Đúng Cách Để Được Phù Hộ
thap-huong-le-phat-khan-xin-dung-cach-de-duoc-phu-ho

Khi chúng ta đến chùa thắp hương lễ Phật, có bao giờ bạn tự hỏi: "Nên khấn nguyện điều gì để những mong ước của mình được linh ứng?" 

Dù nhiều người ngày nay thắp hương, bái lạy nhưng không phải ai cũng hiểu đúng cách cầu nguyện, thậm chí đôi khi còn hiểu sai và dẫn đến những hành động, suy nghĩ không đúng với đạo Phật.

Tại cửa ngôi chùa nọ, có một bà cụ tay cầm nén hương cao, vừa lạy vừa thầm khấn: "Quan Âm Bồ Tát ơi, Phật Bồ Tát ơi, con dâu của con đối xử tệ bạc với con, xin hãy trừng phạt nó cho thật xứng đáng!" Lời cầu nguyện này chẳng những không mang tính nhân ái của người học Phật mà còn gieo rắc hận thù, thật đáng sợ! Đó đâu phải là tinh thần từ bi của Phật pháp, mà trái lại, hoàn toàn cách xa đạo lý nhà Phật.

Cầu Nguyện Đúng Cách Khi Thắp Hương Mới Linh Ứng!

Có những người đến chùa lại khấn: "Thần Phật ơi, xin cho con kiếm được nhiều tiền. Nếu được như vậy, con sẽ đến đây thắp hương cúng thật lớn..." Cách cầu nguyện như thế chẳng khác gì đang giao dịch với thần Phật, mong muốn các ngài "hợp tác kinh doanh" với mình. Thực tế, việc thắp hương lễ Phật là một cách cầu phúc, an lạc, mong cho bản thân và gia đình được sức khỏe, bình an. Nhưng đừng chỉ chú trọng vào những lợi ích vật chất mà bỏ qua mục đích chính yếu của Phật pháp.

Vậy Điều Gì Là Quan Trọng Nhất Khi Cầu Nguyện?

Khi thắp hương, điều đầu tiên chúng ta nên khấn nguyện là: "Nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát gia trì, giúp con tiêu trừ mọi nghiệp chướng từ vô lượng kiếp đến nay. Những nghiệp xấu đã khiến con phải chịu đựng khổ đau trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, và cả những kiếp luân hồi trong lục đạo, hãy giúp con tiêu tan mọi tham, sân, si, mạn, nghi, và phiền não."

"Xin cho con phát khởi được tâm đại từ bi, tâm Bồ Đề và thực hành đầy đủ các hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Nguyện cho con sớm thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, đạt được an lạc viên mãn của quả vị Bồ Đề! Xin chư Phật, chư Bồ Tát phù hộ và gia trì, để trong kiếp này, khi con được sinh làm người, con có thể cứu độ chúng sinh và nhanh chóng chứng đắc quả vị Phật!"

Nếu trong kiếp này, con chưa đủ duyên để thành Phật, thì xin cho con được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi Phật A Di Đà, để tiếp tục tu hành Phật pháp. Và khi con đạt được quả vị Phật, con sẽ báo đáp ân nghĩa của tất cả chúng sinh! Mong sao con có thể tạo được duyên lành quý báu này!

Cầu Duyên Lành Và Tiêu Trừ Chướng Nghiệp

Để đạt được mục tiêu này, con xin nguyện rằng mọi duyên lành trong đời này, từ tài lộc, sức khỏe, tuổi thọ, trí tuệ, lòng từ bi, và công đức, đều được tăng trưởng. Xin cho mọi nghiệp chướng, đặc biệt là bệnh tật, tai ương, đau khổ và chướng ngại đều được tiêu trừ!

Lời Cầu Cho Những Người Thân Yêu

Khi thắp hương, chúng ta cũng nên nhớ đến những người thân yêu của mình. "Nguyện cho những người con yêu quý, cha mẹ, bạn bè và người thân của con đều được tiêu trừ mọi chướng ngại, gặp được duyên lành. Xin cho họ được xa lìa bệnh tật, tai ương, và nhận được sự che chở từ chư Phật. Mong rằng tâm của họ luôn đi theo con đường chính đạo, nhanh chóng đạt được quả vị Phật!"

Khi cầu nguyện đúng cách, chúng ta không chỉ không bỏ qua những điều cốt lõi mà còn có thể đạt được những mong cầu nhỏ hơn trong cuộc sống. Cả hiện tại và tương lai đều viên mãn.

Hãy Nói Những Lời Cầu Nguyện Này Và Được Hưởng Lợi Lạc

Khi chúng ta chân thành khấn nguyện với tâm ý thanh tịnh, công đức sẽ tự nhiên hướng về ta, và mọi ước nguyện của ta cũng sẽ được chư Phật, chư Bồ Tát phù hộ để thành hiện thực.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hoặc có ý nghĩa, hãy chia sẻ cho nhiều người để cùng học hỏi và thực hành!

3/8/22

Tại sao Phật tử ăn chay không ăn hành, tỏi và mâm cỗ cúng có nên dùng tỏi không?

Ăn ngũ tân có tai hại lớn nhưng đa số Phật tử tu học Phật pháp không hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ Tại sao Phật tử không ăn tỏi nên thường thích ăn ngũ tân cho ngon miệng.

Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806). Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân.

tai-sao-phat-tu-an-chay-khong-an-hanh-toi-va-mam-co-cung-co-nen-dung-toi-khong

Hành tỏi có được gọi là đồ chay?

7/10/21

Mỗi con giáp 1 Thần Tài độ mệnh: Muốn cầu tài lộc công danh vượng phát, chủ động nắm bắt!
Mỗi con giáp 1 Thần Tài độ mệnh: Muốn cầu tài lộc công danh vượng phát, chủ động nắm bắt!

Mỗi con giáp lại có một vị Thần Tài độ trì giúp tài lộc dồi dào, kinh doanh phát đạt. Vậy Thần Tài độ mệnh cho 12 con giáp cụ thể là những ai và câu chú tụng niệm của từng vị ra sao? Cách cúng dường thế nào?

Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến Ngũ bộ Thần Tài Tây Tạng (tức 5 vị Thần Tài trong Phật giáo Tây Tạng).

Những vị Thần Tài theo quan niệm khác, nước khác bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ở bài viết:

24/6/21

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng

Hoa Ưu đàm Bà la là tên xuất phát từ tiếng Phạn cổ, có nghĩa là một loài hoa tốt lành từ thiên thượng. Đây là một loại hoa nhỏ li ti màu trắng hình hoa tulip mọc trên thân giống như sợi cước màu trắng.

Truyền thuyết Ưu đàm Bà La, loài hoa đến từ thiên thượng
“Ưu Đàm Bà La Hoa, báo hiệu điềm lành, 3000 năm mới nở một lần, cũng là lúc Kim Luân Vương xuất hiện”. (Ảnh: Falundafa)

4/6/21

Bố thí ba la mật là gì? Hiểu xong bạn sẽ tự soi lại mình

Không ít người thực hành bố thí nhưng không phải ai cũng hiểu Bố thí ba la mật là gì? Tìm hiểu khái niệm này sẽ mở ra cho bạn một cách nhìn hoàn toàn mới trong việc giúp đỡ người khác.

Bố thí ba la mật là gì? Hiểu xong bạn sẽ tự soi lại mình

Chúng ta vốn đã biết rằng bố thí là một hành động tích cực giúp tích lũy rất nhiều công đức. Tuy nhiên, không ít người vẫn bố thí sai phương pháp. Không chỉ xuất phát từ cách cho mà còn từ tâm của người cho, có người bố thí vì để thể hiện, để có chút danh tiếng, để được xem là người tốt, thiện lành hoặc mong được thoát nạn, cầu may.

3/6/21

Vì sao Đức Phật, Bồ Tát ngồi trên hoa sen mà không phải loài hoa khác?

Hình ảnh hoa sen quá đỗi quen thuộc với người Việt Nam, nhất là khi nó gắn liền với biểu tượng Phật giáo. Người ta thường thấy tượng Phật, chư vị Bồ Tát tọa ngồi trên tòa sen. Vậy vì sao lại là hoa sen mà không phải loài hoa khác, ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo là gì? Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của loài hoa kỳ diệu này trong đạo Phật.

Vì sao Đức Phật, Bồ Tát ngồi trên hoa sen mà không phải loài hoa khác?

11/5/21

Hiểu Đúng Về 3 Loại: Tri Thức, Trí Tuệ Và Trí Huệ
Hiểu Đúng Về 3 Loại: Tri Thức, Trí Tuệ Và Trí Huệ

Trí tuệ là cái làm nên Con Người. Đó là hiện tại của Con Người. Thông qua Trí tuệ Con Người thực hiện chức năng sống. Và tất cả các hoạt động khoa học, tất cả các hoạt động kinh doAпʜ, tất cả các hoạt động chính trị, hệ thống tôn giáo và các hoạt động tâm lý,... của Con Người đều dựa vào nền tảng chung đấy là Trí tuệ. Trí tuệ là cái làm nên con người.

10/3/21

Lục đạo là gì? Tại sao nói lục đạo luân hồi đều do tâm niệm mà thành
Lục đạo là gì? Tại sao nói lục đạo luân hồi đều do tâm niệm mà thành

Phật giáo nói rằng chúng sinh do các thiện nghiệp và ác nghiệp đã tạo ra trong những đời quá khứ (tức là các đời trước đời hiện tại) mà sinh ra 6 loại trạng thái sinh tồn của sinh mệnh khác nhau.

Lục đạo luân hồi là câu nói trong Phật giáo, lục đạo còn gọi là "lục thú". Cụ thể lục đạo chỉ những cảnh giới nào? Con người sau khi chết thác sinh, tại sao lại có sự khác biệt "lục đạo" (sáu nẻo luân hồi)? Có thể siêu thoát không? Trong Phật giáo nói rằng, lục đạo luân hồi đều do "tâm niệm" mà thành, thực sự có việc này không? Trong "Cao tăng truyện" có câu chuyện "Tăng hổ" sẽ đem lại cho chúng ta những suy nghĩ phản tỉnh và thể ngộ.

Lục đạo luân hồi là gì

23/1/21

5/1/21

Nghi thức cúng dường, thờ phụng trong Mật tông Kim cang thừa cho người mới tu tập
“Hãy thực hành, đừng thờ phụng suông.”

Trước hết, nói về phòng tu tập. Nên có một phòng riêng, ở phía trên. Không nên để bàn thờ ở phía dưới, nơi có phòng sinh hoạt ở trên.

Nghi thức cúng dường, thờ phụng trong Mật tông Kim cang thừa cho người mới tu tập

Bàn thờ nên có 2 tầng:

- Tầng trên để đặt tất cả đối tượng của thờ cúng: tượng Phật, Thangka, kinh sách, tháp bảo v. v.

4/1/21

 Kim sí điểu - Hộ pháp hình tượng chim đại bàng

Lòng từ bi của Đức Phật có những lúc tưởng như đi ngược với những tư duy thông thường của con người, thế nhưng lòng từ bi này lại chính là những giải pháp giúp cho con người an lạc, bình an và khôn ngoan. Sự ác có thể thành sự lành, sự xấu xa có thể thành sự thánh thiện. 

Đó chính là lòng từ bi của Đức Phật. Từ một loài chim đại bàng có sức mạnh to lớn, hình dáng mạnh mẽ và luôn sát sinh, ăn thịt những loài vật khác trong đạo Hindu, hình tượng này đã đi vào kinh điển của Phật giáo và trở thành một vị hộ pháp bảo vệ con người. Chính là Kim Sí Điểu hay còn gọi Garuda.

Kim sí điểu - Hộ pháp hình tượng chim đại bàng
Garuda và Thần Vishnu
Dao Phổ Ba và hóa thân phẫn nộ của Vajrasattva

Dao Phổ ba (Phurba) hay còn gọi là dao kim cương, là một loại pháp khí được dùng để tu tập. Dao được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như Sắt, đồng, thủy ngân, gỗ, ngà voi v.v…

Dao gồm 3 phần: Phần đỉnh thông thường là cắt nửa chày Kim cương, đại diện cho tam mật hoặc đầu Phật, đầu ngựa (mã đầu minh vương). Tiếp theo đến 3 mặt tướng phẫn nộ, tượng trưng cho tam mật và tam độc. Cán dao được trang trí dây cát tường kết, tiếp theo là hoa sen. Ba mặt của thân dao được trang trí bằng đôi rồng rắn đại diện cho 6 ba la mật. Lưỡi dao gồm 3 mặt mũi sắc nhọn tượng trưng cho tam giới và tam thế.

Dao Phổ Ba và hóa thân phẫn nộ của Vajrasattva
Dao Phổ ba (Phurba) hay còn gọi là dao kim cương, là một loại pháp khí được dùng để tu tập

31/12/20

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đại biểu cho trí tuệ siêu việt

Theo Phật Giáo, mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Ðức Phật A Di Ðà có ngài Quán Thế Âm Bồ Tát và ngài Ðại Thế Chí Bồ Tát làm thị giả thì hai vị thị giả của Ðức Phật Thích Ca chính là Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát. Người đời thường xưng là Hoa Nghiêm Tam Thánh.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đại biểu cho trí tuệ siêu việt

30/12/20

Mật tông: Cúng dường Mandala là biểu tượng của tam thiên đại thiên thế giới
Mật tông: Cúng dường Mandala là biểu tượng của tam thiên đại thiên thế giới
Cúng dường Mandala gồm ba vành đai được làm từ nhiều vật liệu khác nhau (Ảnh: The Silk Road)

Cúng dường Mandala là một pháp khí được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại Tây Tạng hoặc các nước có truyền thống Phật giáo Mật tông. Cúng dường Mandala mang một ý nghĩa sâu sắc biểu trưng cho tam thiên đại thiên thế giới. Đây còn là một vật phẩm cúng dường bắt buộc phải có, ngoài ra cũng là một phương tiện thiên xảo để thực hành những pháp tu.

28/12/20

33 Ứng hóa thân, pháp tướng của Quán Thế Âm Bồ Tát

Mời quý vị, quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng 33 ứng hóa thân (pháp tướng) Bồ Tát Quán Thế Âm. Đồng khởi nguyện từ bi cầu cho mọi người được an lạc, thế giới được hòa bình, đặng cùng thành đạo.

33 Ứng hóa thân, pháp tướng của Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm kính lễ, và cầu nguyện Ngài.

25/12/20

21/12/20

Mật tông: Mantra Âm thanh của chánh giác

OM là từ biểu trưng cho cái vô cùng, viên mãn, vĩnh hằng.Những người Phật tử Tây Tạng tin tưởng rằng bản thể của vũ trụ biểu đạt qua âm thanh mật chú (mantra). Mật chú là sức mạnh làm cho tâm thức tập trung và trở nên nhu nhuyến.

Mật tông: Mantra Âm thanh của chánh giác

Chữ mantra có nguồn gốc từ ngữ căn tiếng Phạn: manas, nghĩa là tâm; và, tra, nghĩa là công cụ. Tiếng Latin cũng có ngữ căn tương tự là mens, nghĩa là tâm thức. Như vậy, Mantra có nghĩa là công cụ của tâm thức, là âm thanh cốt lõi, âm thanh của Chánh giác làm cho luân hồi và Niết bàn hợp nhất. 

OM là đầu nguồn của Mantra, có nguồn gốc từ đạo Bà la môn. OM được Phật giáo tiếp nhận và mở rộng phạm vi để làm điểm tiên khởi cho tất cả những Mantra khác. OM biểu trưng cho tính tổng nhiếp của các pháp, cái vô cùng, cái viên mãn. Tụng niệm Mantra là cách làm cho tâm được tập trung, hướng về hòa nhập với tánh giác.

Mật tông: Mantra Âm thanh của chánh giác

Kèn Loa sử dụng trong các nghi lễ Mật tông


Khi nghe âm thanh tụng niệm mật chú, những người chưa quen với Phật giáo Tây Tạng cảm thấy đó là những âm thanh kỳ lạ. Giả sử, một nhà sư Tây Tạng nghe những âm thanh thường có ở Hoa Kỳ, cụ thể như những âm thanh của một đội bóng đá trong giờ thao luyện, tiếng của những cầu thủ lầm bầm và cáu gắt thì cảm thấy đó là những âm thanh lạ lẫm! 

Tuy nhà sư cảm thấy lạ lẫm nhưng những tuyển thủ và huấn luyện viên lại cảm thấy quen thuộc và vận dụng những âm thanh như vậy để kích khởi sức mạnh và tập trung tinh thần khi đá bóng. Những âm thanh này không có gì lạ đối với họ. Tất cả chúng ta đều đã quen thuộc với những âm thanh của chính mình và sử dụng chúng để kích khởi những thể nghiệm và tạo nên những dạng ý nghĩa khác nhau. Một trận đấu khúc côn cầu của nữ sinh có nhiều âm thanh đặc trưng mà những nữ vận động viên này hay dùng để tập trung tinh thần phấn đấu. 

Một buổi khiêu vũ ở trường trung học có những động tác và âm thanh đã trở thành nghi thức và rất có ý nghĩa đối với những người tham dự, làm hưng phấn và dẫn dắt các cảm xúc và hành động của họ. Những câu “mật chú văn hóa” này nối kết họ lại với nhau bằng một tâm thái chung nhất, giao hòa với những biểu cảm văn hóa chủ đạo của cộng đồng. Tương tự như vậy, những mật chú của Phật giáo Tây Tạng kích khởi những thể nghiệm tâm linh, hướng đến sự chuyển hóa nội tâm.

Mật tông: Mantra Âm thanh của chánh giác

Linh và chày Kim Cang


Vận dụng những mật chú tức là vận dụng những xung lực tự nhiên. Một cách tự động, chúng ta hét lên khi sung sướng hay giận dữ, gào lên để giải tỏa xúc cảm hay áp lực, và hát lên khi hạnh phúc thảnh thơi. Chúng ta nghe ai đó gọi tên mình và trả lời. Một vài người ậm ừ trong miệng một cách vô thức khi vừa đi vừa làm việc. Nhưng những mật chú vận dụng những công năng tự nhiên đó một cách có ý thức để tập trung tâm ý và sức tỉnh giác như mong muốn.

Có một số âm thanh căn bản trong cảnh giới con người. Những âm thanh cho chúng ta biết sự việc gì đang xảy ra. Theo những nhà ngôn ngữ học, có một số âm thanh mang tính phổ quát đại đồng đối với trẻ con khắp thế giới. Những âm thanh thốt lên khi mới lọt lòng là ngôn ngữ và phương thức thông tin căn bản. Mantra là những âm thanh hướng chúng ta đến thực tại; lôi kéo sự chú ý của chúng ta và đưa chúng ta hòa nhập với nhịp điệu vận hành của vũ trụ.

Đạo lý của Mantra dạy rằng vũ trụ là một công năng của Phật, hoạt dụng theo những lời mà Ngài dạy về yếu tính bản nhiên. Chữ nghĩa và âm thanh không cách biệt với yếu tính bản nguyên của thực tại; đồng nhất với thực tại. Tụng niệm những âm thanh và những chuỗi âm thanh phù hợp của Mantra có nghĩa là chúng ta kích khởi những nghĩa lý và những thể nghiệm cần được kích khởi.

Mỗi một phân tử, mỗi một vi hạt, và mỗi một sự vật là một đơn vị có dao động riêng, tần số riêng. Một ca sĩ vĩ đại có thể làm vỡ một tấm kính bằng một nhạc tiết cộng hưởng với tần số dao động của nó. Một đội lính trước khi nhịp bước diễn hành qua một cây cầu luôn luôn phải chỉ định một binh sĩ giẫm chân lạc nhịp để những dao động phát sinh không làm gãy cầu. Chỉ bằng một tiếng hét, vị đại võ sư có thể chận đứng địch thủ. Sử dụng đúng pháp, những câu Mantra có sức mạnh tiềm tàng vô cùng to lớn.

Những câu mật chú có tác dụng kỳ diệu không phải vì tính chất thần bí của tự thân, mà vì sức cảm nghiệm của tâm thức. Mật chú tự thân không có thần lực; mà chỉ là công cụ để gom kết những nguồn thần lực sẵn có. Giống như một thấu kính hội tụ, mặc dù bản thân thấu kính không chứa đựng một chút sức nóng nào cả, thế mà nó có thể gom kết những tia nắng mặt trời và chuyển hóa những tia nắng dàn trải lan man đó trở thành một điểm nóng cháy bỏng (Govinda 1970, 28).

Mật tông: Mantra Âm thanh của chánh giác

Chập Chóe


Mantra đã được dùng từ thời khởi thủy của tôn giáo trong hình thức này hay hình thức khác. Mantra trong Phật giáo Trung Quốc có tên là Chân ngôn, thuộc Chân Ngôn Tông. Thậm chí dòng đầu tiên của Sáng thế ký cũng là một câu Mantra: “Thoạt kỳ thủy là ngôi lời và ngôi lời là Thượng đế”. Cuộc sống của chúng ta đã gắn liền với mật chú tự bao giờ trong dạng này hay dạng khác. Chúng ta có thể khéo léo vận dụng.

OM MANI PADME HUM


Om Mani Padme Hum, dịch nghĩa là "Gọi mời ngọc sáng của hoa sen”, là câu Mantra phát tích từ Bồ tát Quán Thế Âm, vị thần bảo hộ của Phật giáo Tây Tạng. Thế giới bắt đầu bằng chữ OM và kết thúc với chữ HUM. Câu mật chú này là một mẫu mực của những chuyển động liên tục của thế giới, kích khởi tổng thể những yếu tính của chư Phật.

Việc tụng niệm mật chú không dựa trên cơ sở luận biện, vì những ý tưởng và khái niệm lý tính trong luận biện dẫn dắt người ta đi lạc khỏi nguồn mạch trực giác. Mật chú làm cho hành giả phát triển nội quán. Mật chú không hướng tâm thức hành giả đến một đối tượng hay một sở trú nào cả. Mật chú chỉ khai mở một khung cửa, cho thấy một hình tượng, hình tượng này giống như một hình ảnh phản chiếu từ tấm gương soi, hình ảnh của yếu tính vũ trụ. Mật chú trao cho hành giả một cảm nghiệm để tự thân lắng nghe; vận dụng trực cảm, tự thân hành giả có thể trực tiếp nghe được âm thanh của vũ trụ.

Câu mật chú Om Mani Padme Hum mà hành giả thường xuyên tụng niệm sẽ làm nội tâm được trong sạch và hướng về Chánh giác. Hành giả làm cho đầy tâm thức của mình với âm thanh tụng niệm và nhờ vậy mà những loạn động không còn lối để xâm nhập vào. Theo nguyên lý của Phật giáo Tây Tạng thì cần tập trung sức chú ý để dẫn dắt tâm thức của mình hướng đến những cảnh giới cao hơn.

Mỗi một âm tiết đều có hai dạng ý nghĩa, ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa biểu tượng. Những biểu tượng có thể được sử dụng để khơi dậy một dạng cảm nghiệm. Sáu pháp thiền quán của phái Kagyu chỉ bày cho hành giả thấy hình tượng của những âm tiết mật chú trong phức hợp những luân xa thuộc dạng thiền quán ảnh tướng (luân xa là những tụ điểm của năng lượng tâm linh trong cơ thể). Mục đích là để giúp tâm thức hành giả cảm nghiệm được vòng tròn vận hành của nhiệt lượng, của những trạng thái khác nhau, nhờ vậy mà đạt được trạng thái tỉnh thức lâu bền. Đó là những pháp tu tập có công năng trị liệu.

Mỗi âm tiết của câu mật chú đều xuất phát từ một trong 5 vị Phật phương hướng của vũ trụ. Thực tại được diễn đạt bằng âm thanh HUM. Phụ âm H…hhhhhhhhh trong âm HUM giống như hơi thở ra. Âm UM…ummmmmmmmm ở cuối âm tiết có nghĩa là nhất thể, dạng dao động của vũ trụ.

Âm thanh và yếu nghĩa mật chú là đồng nhất với âm thanh và yếu nghĩa TÂM, tâm này chính là thực tại. Vì vậy, quán chiếu mật chú cũng quan trọng, là một bộ phận của công phu tụng niệm vì năng lực của mật chú còn nằm trong việc hành giả vận dụng hình tượng của nó. Mật chú không phải chỉ là một cơ chế để tập trung tâm thức hay chỉ là một dạng âm thanh để hành giả nghe mà thôi. 

Âm thanh và hình tượng của âm thanh không phải là hai sự vật cách biệt nhau. Cảnh giới của mật chú là nhất thể. Mỗi âm tiết mật chú ứng với một vị Bồ tát tương ứng khi nó kích hoạt một luân xa hay tụ điểm năng lượng tâm linh liên quan, lúc ấy sức tỉnh giác được tập trung trong một chan hòa nhất thể.

Hành giả có thể tập trung tâm ý nơi một âm tiết, xem đó là đối tượng của thiền quán, theo nguyên lý mặt chữ và âm thanh phát ra là đồng nhất với ý nghĩa cần biểu đạt. Vì vậy mà việc sử dụng thiền mật chú là một sự phát triển tự nhiên của tư tưởng Phật giáo. Khi sắp nhập Niết bàn, đệ tử hỏi những bài kinh nào phải tuân hành, Phật trả lời rằng: "Những lời nào thiện thuyết là lời dạy của Phật”. Những hành giả Mật tông xem mật chú là những lời thiện thuyết. 

Nguồn: giacngo